DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền thông dụng

Mọi người vẫn thường nghe rất nhiều đến các trường hợp ủy quyền và ký thay khi có sự đồng ý của người ủy quyền. Vậy giấy ủy quyền là gì? và cách viết giấy ủy quyền như thế nào?

Sau đây, là bài viết hướng dẫn các bạn về cách lập Giấy Ủy quyền thông dụng.

Trên thực tế, cách viết giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày  theo mẫu chuẩn và trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày,…Các bạn nên đọc kỹ nội dung và cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ nhé!

1. Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

Lưu ý: bạn đừng nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 nhé!

Bài tham khảo>>> Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

Khác với những loại văn bản khác, khi chúng ta lập giấy liên quan đến việc ủy quyền có thể chỉ bằng sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể tham gia mà không cần dựa theo một văn bản pháp lý nào cả.

Do đó, chỉ được giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế mà không có văn bản nào quy định cụ thể nào về vấn đề này.

2. Cách viết giấy ủy quyền.

Đa số tất cả văn bản tại Việt Nam luôn bắt đầu là quốc hiệu và tiêu ngữ, nên giấy ủy quyền cũng vậy.

- Mở đầu văn bản sẽ là Quốc hiệu tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

- Đến tên loại giấy tờ

Giấy ủy quyền + sự việc bạn muốn ủy quyền

Ví dụ: Giấy ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa; Giấy ủy quyền bảo quản di sản thừa kế,…..

- Thông tin bên ủy quyền.

Bao gồm: Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Hoàng Thị H, 1997, 245307351, Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh.

- Thông tin liên hệ bên nhận ủy quyền:

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Nguyễn Văn T, 1991, 245303683, Tam Bình – Vĩnh Long.

- Nội dung ủy quyền

Yêu cầu trình bày rõ ràng toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …đến ngày…

Sau khi thỏa thuận, hoàn tất nội dung trong giấy ủy quyền, bạn phải photo ít nhất là 03 bản đưa đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng công  chứng giữa các cá nhân trong pháp nhân) công chứng giấy ủy quyền. Nơi công chứng sẽ lưu lại một bản, mỗi bên sẽ giữ một bản làm căn cứ sau này.

Trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì Tòa án căn cứ trên văn bản gốc đã đưa cho mỗi bên lúc lập thỏa thuận ủy quyền để làm căn cứ giải quyết trước tòa.

Lưu ý:

- Trường hợp vì lý do nào đó bạn không thể trực tiếp làm Giấy ủy quyền được thì bạn có thể ủy quyền cho một người nào đó thực hiện công việc đó thay bạn.

- Về thời hạn Giấy ủy quyền: Thời hạn uỷ quyền sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì mẫu giấy uỷ quyền có hiệu lực được thi hành là một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

- Nếu bên chủ thể và đối tượng được ủy quyền thỏa thuận quy định rõ ràng với nhau về các điều khoản hay hiệu lực của giấy này thì việc ủy quyền sẽ có hiệu lực theo mẫu trong thời gian đã thương lượng.

- Tuy nhiên, đối với những trường hợp đối tượng của mẫu giấy này là tài sản có thời hạn sử dụng như các hoạt động trong lĩnh vực bất động sản chẳng hạn thì thời hạn có hiệu lực của mẫu giấy ủy quyền không được vượt quá thời hạn sử dụng đất.

3. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến giấy ủy quyền thì xử lý như thế nào?

- Vì giấy ủy quyền được thành lập trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, trước tiên hai bên sẽ ngồi lại để tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì bạn gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi bị đơn cư trú để yêu cầu giải quyết. Tòa sẽ căn cứ trên lời khai của các đương sự, người làm chứng (nếu có) và bản gốc giấy ủy quyền đã giao về cho các bên tại lúc thành lập giấy ủy quyền để giải quyết tại tòa.

Bạn có thể tham khảo  mẫu giấy ủy quyền tại file đính kèm (mẫu mình tham khảo tại Vn.Doc).

  •  12112
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…