DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách viết di chúc để không bị vô hiệu

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Vậy làm sao để di chúc không mắc phải những vấn đề pháp lý dẫn đến vô hiệu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết di chúc để không bị vô hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Dân sự 2015)

Đầu tiên, tôi sẽ tổng quan những nội dung cần thiết có trong di chúc

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: để đảm bảo tính hình thức trình bày của bản di chúc chứ cũng không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của di chúc

- Thông tin cá nhân: Tên, CMND, hộ khẩu thường trú,...đúng với thông tin của người lập di chúc

- Nội dung di chúc: Tài sản, di sản để lại và những người sẽ được hưởng, điều kiện để tổ chức, cá nhân được hưởng di sản; chỉ định đối tượng thực hiện nghĩa vụ và nội dung nghĩa vụ,...

Tuy nhiên, toàn bộ di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau thì pháp luật mới công nhận giá trị của di chúc đó:

1. Đối tượng lập di chúc

-  Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

-  Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

Người lập di chúc cần đi khám sức khỏe để đến cơ quan y tế xác định người đó vẫn còn minh mẫn, sáng suốt. Sau đó yêu cầu UBND xã, phường, hoặc phòng công chứng thực cho ý chí của người lập đối với nội dung di chúc

Trường hợp vì sức khỏe người lập di chúc không đến các cơ quan trên để làm di chúc thì bạn có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

2. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

* Nếu là di chúc bằng văn bản gồm 4 dạng:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Di chúc bằng văn bản có công chứng.

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

+ Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

>>> Tổng hợp những nội dung cần biết về di chúc miệng: Xem tại đây

3. Nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tàu sản của mình cho những người thừa kế.

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

-  Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

-  Di sản để lại và nơi có di sản.

 

Quy định về Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

LƯU Ý:

Di chúc không nên viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và đều phải ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Dưới đây là bản di chúc gây tranh cãi của người phụ nữ mang hai quốc tịch:

Trong vụ án này bà Trần Ngọc Tuyết (SN 1953, mang hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam) khởi kiện em gái để giành quyền sở hữu căn nhà số 372/21, Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP HCM, tòa án đã tuyên bị đơn là bà Trần Thị Ngọc Nga (SN 1956, trú tại TP HCM) phải trả lại căn nhà này cho chị gái.

Cơ sở được cơ quan tố tụng đưa ra là căn nhà số 372/21 thuộc sở hữu của bà Trần Thị Di (SN 1916)– cô ruột của hai chị em. Bà Di đã lập bản di chúc thừa kế căn nhà này cho bà Trần Ngọc Tuyết.

Với căn nhà số 372/21, đây không phải là lần đầu xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu.

Trước đó, giữa bà Trần Thị Di (đã mất vào năm 1990) và em gái là Trần Thị Định (SN 1932) cũng đã đưa nhau ra tòa để phán quyết về quyền sở hữu căn nhà này

Theo bà Trần Thị Ngọc Nga, bà Di vốn nghiện rượu. Điều này cũng đã được cơ quan tố tụng của TP HCM những năm 80 của thế kỷ XX xác định trong phiên tòa xét xử tranh chấp căn nhà số 372/21 giữa bà Di và bà Trần Thị Định. Bởi vậy thời điểm lập bản di chúc vào ngày 20/7/1984 thì bà Di có thực sự minh mẫn

Hai quan điểm của tòa án ở TP HCM ở hai giai đoạn đối với bà Trần Thị Di không khỏi khiến nhiều người ngờ vực về quyết định công nhận bản di chúc bà Di để lại.

Bên cạnh đó, bản di chúc này được lập ra vào thời điểm căn nhà số 372/21 đang được tòa xem xét tranh chấp giữa bà Trần Thị Di và Trần Thị Định. Phải đến năm 1985, tòa mới đưa ra phán quyết quyền sở hữu nhà số 372/21 cho bà Di. Vậy, di chúc được lập năm 1984 trong thời điểm căn nhà số 372/21, liệu có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, bà Trần Thị Di vốn không biết chữ, bản di chúc lại bị chỉnh sửa… có thể xem đấy là điểm mờ trong bản án tranh chấp đòi nhà giữa hai chị em Trần Ngọc Tuyết và Trần Thị Ngọc Nga.

Những điểm mờ của bản di chúc ngày 20/7/1984 tạo nên điểm mờ trong bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM khi đưa ra quyết định quyền sở hữu căn nhà số 372/21 thuộc về người phụ nữ hai quốc tịch Trần Ngọc Tuyết. (>>> Nguồn: Báo VOV)

Vẫn là một ẩn số cho một bản di chúc với nhiều điểm mờ chưa được giải quyết thấu tình đạt lý.

  •  25706
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…