DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách tính lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Hướng dẫn cách tính lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

>>> Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Không ít các trường hợp vay tiền nhưng không có khả năng chi trả, từ đó lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chồng chất nợ. Chưa kể đến trường hợp người vay còn không xác định được mức lãi suất mà mình phải trả có vi phạm pháp luật hay không hoặc không biết cách xác định trước khi đi vay.

CHÚ Ý: Nội dung bài viết dưới đây đề cập đến các trường hợp hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 01-01-2017 hoặc xác lập trước ngày 01-01-2017 nhưng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 01/2019/NĐ-CP thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau:

* Đối với hợp đồng vay không có lãi:

Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (tức 10%/năm) trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả

=

Nợ gốc quá hạn chưa trả

x

Lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ

x

Thời gian chậm trả nợ gốc

 

* Hợp đồng vay có lãi:

Khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:

-  Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (20%/năm) tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (10%/năm) tại thời điểm trả nợ.

Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả

=

Nợ gốc chưa trả

x

Lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ

x

Thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc

 

-  Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả

=

Nợ lãi chưa trả

x

Lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ

x

Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc

 

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả

=

Nợ gốc quá hạn chưa trả

x

Lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận

x

Thời gian chậm trả nợ gốc).


Căn cứ:

-  Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

Bộ luật Dân sự 2015

  •  30787
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…