DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn 10/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố xét xử sơ thẩm án an ninh năm 2021

hướng dẫn của viện kiểm sát

Hướng dẫn 10/HD-VKSTC

Ngày 12/11/2021 Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Hướng dẫn 10/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm an ninh năm 2021.

Theo đó, VKSNDTC hướng dẫn một số nội dung trọng tâm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm (THQCT, KSĐT và KSXXST) các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) thụ lý điều tra cụ thể Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm như sau:

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 và Chỉ thị 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Chỉ đạo các đơn vị áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành, của Quốc hội giao.

- Đề cao trách nhiệm, bám sát, nắm chắc quá trình điều tra; chủ động, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra có chất lượng để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra đúng hướng, toàn diện, bảo đảm các quyết định, phê chuẩn của VKS có căn cứ, đúng pháp luật. Phối hợp với Cơ quan ANĐT đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án nhạy cảm về chính trị được dư luận xã hội quan tâm.

- Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, trường hợp vụ án có nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tham gia, phải phân công nhiệm vụ cụ thể, dự kiến các hoạt động của VKS tác động đến hoạt động điều tra và thời gian thực hiện. 

- Thực hiện nghiêm quy định tại khoản 5, Điều 88 Bộ luật TTHS năm 2015, yêu cầu CQĐT chuyển đầy đủ, đúng thời hạn các tài liệu điều tra cho VKS; Kiểm sát viên phải nghiêm túc thực hiện việc đóng dấu bút lục, sao lưu các tài liệu đó theo đúng quy định. Chủ động thực hiện các hoạt động số hóa hồ sơ vụ án.

- Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015; không để xảy ra việc lạm dụng biện pháp bắt, giam, giữ. Quản lý chặt chẽ thời hạn điều tra, truy tố, tạm giữ, tạm giam; không để xảy ra việc quá hạn hoặc tạm giữ, tạm giam không có lệnh; tuyệt đối không để xảy ra vi phạm Điều 377 BLHS.

- Quá trình giải quyết vụ án, phải làm rõ hành vi, động cơ, mục đích phạm tội; thế lực đứng sau chỉ đạo, cung cấp tiền, phương tiện; chủ động yêu cầu giám định tài liệu, thu thập chứng cứ vật chất (tài liệu, dữ liệu điện tử,...) để chứng minh tội phạm; nghiên cứu kỹ hồ sơ, thống nhất việc khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn (diện, đối tượng,...).

- Đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài, cần phối hợp, yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng những quy định tại các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các quy định của pháp luật Việt Nam về việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, không để xảy ra sai sót, vi phạm dẫn đến khiếu kiện Nhà nước Việt Nam. 

- Truy tố đúng thời hạn, tội danh, khung hình phạt; tránh truy tố oan, sai, bỏ lọt tội phạm; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố đúng pháp luật, không để xảy ra sai sót dẫn đến xâm phạm quyền con người, quyền công dân, nhất là với các đối tượng có nhân thân đặc biệt (người nước ngoài, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo,...). 

- Việc xây dựng cáo trạng, văn bản pháp lý khác trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia cần viết ngắn gọn, tránh phân tích dài dòng, hạn chế trích dẫn nguyên văn các nội dung của kết luận giám định, nội dung tài liệu bí mật Nhà nước, tránh việc các đối tượng lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc tại phiên tòa. Thực hiện sơ đồ hóa hành vi phạm tội trong các vụ án nhiều nội dung, nhiều bị can để xây dựng cáo trạng chất lượng hơn.

- Tăng cường chỉ đạo công tác THQCT, KSXX sơ thẩm vụ án. Kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, quy trình nghiệp vụ; chuẩn bị kỹ dự thảo luận tội, đề cương thẩm vấn, dự kiến tình huống tranh tụng tại phiên tòa xem xét thực hiện việc công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa (nếu thấy phù hợp). Khi xét xử các vụ án về an ninh, Viện kiểm sát chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án để chuẩn bị tốt Kế hoạch xét xử, lựa chọn thời điểm xét xử, hình thức xử kín hay công khai để đáp ứng yêu cầu pháp luật và chính trị. 

- Đối với các vụ án do Vụ 1 VKSND tối cao phân công Viện kiểm sát cấp dưới THQCT và KSXX sơ thẩm, phải thực hiện đúng Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05/7/2018 của VKSND tối cao ban hành Quy chế phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKS cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm.

- Quản lý và kiểm sát chặt chẽ các vụ án, bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh phải quản lý chặt chẽ, đánh giá từng vụ án, bị can đình chỉ điều tra do không phạm tội, đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự. Phối hợp Điều tra viên xác minh căn cứ tạm đình chỉ, nếu đủ căn cứ phải yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi ngay theo Thông tư liên tịch 01/2020.

- Tăng cường kiến nghị khắc phục vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Kiến nghị phòng ngừa thiếu sót sơ hở trong quản lý nhà nước làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an toàn xã hội, những lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm tham nhũng.

Xem chi tiết tại:

  •  707
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…