DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp pháp hóa mại dâm những điều ngộ nhận

Tệ nạn mại dâm và tội phạm liên quan mại dâm vẫn đang diễn biến phức tạp và ngày càng khó phát hiện, xử lý.  Vì vậy thời gian qua đã có nhiều ý kiến đề xuất về việc nên hợp pháp hóa mại dâm. Hầu hết các ý kiến ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm dựa trên một số nhận định như: sẽ giảm bớt HIV, giúp nhà nước thu được nhiều tiền thuế, giúp giảm tội phạm hiếp dâm, giúp quản lý tốt gái mại dâm và cho phép vì đó là nhu cầu cơ bản của con người.

Vậy tôi xin có một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa mại dâm không lợi ích như bạn nghĩ với một số khía cạnh sau.

 Thứ nhất. Cho rằng công nhận mại dâm, thì sẽ giảm bớt HIV, do được quản lý và khám sức khỏe.  Nhưng bạn có biết trong thời gian 3-6 tháng đầu mới bị nhiễm, kết quả xét nghiệm có thể là âm tính vì cơ thể bạn chưa phát triển đủ kháng thể chống vi rút HIV (đây còn gọi là giai đoạn “cửa sổ”).  Khi kết quả là âm tính, có thể các cô gái đang bị nhiễm nhưng chỉ ở giai đoạn cửa sổ. Và cứ 3-6 tháng người ta mới kiểm tra sức khỏe lại  lần khác. Vậy thử hỏi trong thời gian đó nếu các cô gái đã bị nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ  thì các cô gái đó sẽ gieo bệnh cho biết bao nhiêu người. Tính trung bình một ngày 2 khách đi con số cũng là tính hàng trăm rồi. Một điều nữa vì với tâm lý hợp pháp hóa mại dâm thì các gái bán dâm đã được tuyển chọn, không mầm bệnh nên người mua dâm sẽ có tâm lý không đề phòng bệnh tật. Giả như không thèm mang bao cao su, không sử dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục còn bây giờ họ có thể sợ lây bệnh nên sẽ hạn chế đi mua dâm hơn hoặc nếu đi sẽ có sự phòng ngừa bênh tật chu đáo hơn.

Thứ hai. Cho rằng mại dâm sẽ giải tỏa nhu cầu bản năng cho nam giới, giảm đi số vụ hiếp dâm. Thực chất thì mại dâm càng phổ biến thì càng kích thích dục vọng của đàn ông, qua đó làm gia tăng nạn hiếp dâm. Chúng ta có thể thấy số vụ hiếp dâm ngày càng tăng nhanh, đó chính là vì phim ảnh sách báo khiêu dâm, phụ nữ ăn mặc hở hang ngày càng nhiều. Những thứ đó càng xuất hiện càng làm cho dục vọng trỗi dậy. Ông bà ta thường có câu quen ăn chứ không quen nhịn. Tôi nghĩ nó đúng trong trường hợp mua dâm. Một người thường xuyên mua dâm sẽ thành một thói quen và tất nhiên đã là mua thì phải cần tiền. Vậy khi hết tiền hoặc tiếc tiền thì sao họ sẽ rất dễ tìm tới hiếp dâm. Thực tế đã chứng minh những nơi hợp pháp hóa mại dâm thì số lượng vụ án hiếp dâm cao hơn những nơi khác.

Ví dụ:  Bang Nevada (bang duy nhất ở Mỹ cho hợp pháp mại dâm) là bang có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất nước Mỹ khi thành phố Las Vegas tại bang này có tỷ lệ hãm hiếp cao gấp 3 lần thành phố New York và gấp 4 lần mức trung bình của toàn nước Mỹ. Thái Lan, nước có mại dâm phổ biến nhất thì cũng có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á (7-8 vụ/100 ngàn dân, gấp 2 lần Philipines, 3 lần Singapore và gấp 5 lần Việt Nam.

Thứ ba. Cho rằng hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp nhà nước ta thu thêm được nhiều thuế. Thì đúng là thu được thêm tiền thuế thật, nhưng tiền thu được còn phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để duy trì hệ thống phố đèn đỏ và y tế cho gái bán dâm.  Rồi chi phí để truy quét các loại tội phạm “ăn theo mại dâm” như mua bán người, ma túy, trộm cướp, cờ bạc, bảo kê, giấy phép giả…Và cũng sẽ có hàng trăm cách để các tú bà cùng những gái mại giâm gian lận tiền thuế, sự bắt tay giữa các cán bộ với tú bà để cúng nhau ăn chia trốn thuế. Vì vậy số tiền thuế thu được sẽ chỉ là một phần rất nhỏ trong số lợi nhuận mà nghề mại dâm đem lại. Và nhiều gái mại dâm sẽ không muốn phải nộp thuế nên lại hành nghề chui, và tôi nghĩ rằng số lượng này sẽ không hề nhỏ với một đất nước đã quen không sống theo phép tắc như nước ta. Việc đó sẽ làm cho nước ta mặc dù có hợp pháp hóa mại dâm thì vẫn có một lượng lớn gái mại dâm hành nghề lậu. Và lượng thuế thu được còn không đủ trang trải cho các chi phí quản lý ngành nghề này.

Thứ tư. Cho rằng khi mại dâm tập trung thì sẽ dễ quản lý, không phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Thực tế bao nhiêu năm chứng minh rằng hệ thống quản lý, giám sát của nước ta hoạt động không hiệu quả. Từ những vấn đề như vệ sinh an toàn thực phẩm, chạy trường chạy lớp, những vấn đề nóng hơn rất nhiều, được xã hội quan tâm hàng ngày mà còn có rất nhiều vấn đề. Vậy thử hỏi việc quản lý mại dâm tập trung có thực sự có hiệu quả không? Hơn nữa không phải mại dâm tập trung sẽ ít vấn đề để quản lý hơn mà thực ra có hàng trăm vấn đề đi kèm cho ngề nghiệp này nếu như nó được công nhận là một nghề. Phải tập trung cho được các tất cả gái bán hoa vào trong các khu phố nhạy cảm. Phải chấn chính trật tự ở các khu này, phải luôn có lực lượng giám sát, bảo vệ. Phải ngăn chặn các tệ nạn buôn bán người, phải kiểm soát được số gái bán dâm, số tú bà. Kiểm soát độ tuổi gái bán dâm. Tiến hành kiểm tra, cấp giấy phép hành nghề, kiểm tra giấy phép hành nghề dả hay thật. Phải đào tạo, huấn luyện cho gái mại dâm. Rồi thiết nghĩ những người hành nghề mại dâm đã già, hết tuổi bán hoa rồi lại phải tuyển thêm một lớp mới, như tuyển hoa hậu vậy. Rồi các chỉ tuyên tuyển dụng ra sao, số đo vòng 1,2,3, rồi phân loại gái bán dâm hạng A,B,C để quy định thu tiền khách và nộp thuế khác nhau. Vì vậy mới nói hợp pháp hóa mại dâm không những không giúp quản lý tốt hơn mà chỉ làm hoạt động này càng trở nên phức tạp. Đầu tiên sẽ gia tăng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ những nước có mại dâm công khai đều là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.

Thứ năm. Cho rằng quan hệ tình dục là nhu cầu bình thường trong sinh lý của con người,  nên cho phép mại dâm cũng là chuyện bình thường để phục vụ cho nhu cầu đó và mại dâm không có gì là xấu cả. Nhưng quan hệ tình dục và mại dâm là hai vấn đề không giống nhau. Các nhu cầu tình dục có thể không phải là nhu cầu thiết yếu, hoàn toàn có thể tiết chế bằng ý thức và đạo đức. Nói rằng có thể nói mại dâm không xấu, nó là một nghề bình thường. Nhưng đó thực chất chỉ là ngụy biện cho mong muốn được hợp pháp hóa mại dâm mà thôi. Thực chất thì các anh có sẵn sàng cho con, em hay vợ mình làm nghề đó không? Một nghề có thu nhập cao mà, được nhà nước cho phép, bảo vệ thì có gì khác những nghề khác đâu. Và mỗi lần đi mua dâm về các anh có lớn tiếng nói trước gia đình, họ hàng các anh vừa đi mua dâm về không? Vậy thì thấy được điều gì tát cả mọi người thực chất đều coi thường mại dâm mà thôi.

Thứ sáu. Cho rằng hợp pháp hóa mại dâm là bảo vệ cho gái bán dâm khỏi bị ăn chặn tiền, bị bóc lột. Thực chất Tình trạng bóc lột đó vẫn diến ra mà thôi nhưng nó sẽ chuyển qua hình thức khác. Đó sẽ là tú bà và hội bảo kê và cả khách hàng cùng bóc lột. Khi gái bán dâm vẫn là người yếu thế trước khi có thể báo cáo sự việc bị bóc lột hay ăn chặn tiền cho lực lượng chức thì họ trước tiên phải đối mặt với tú bà và lực lượng bảo kê không đơn giản đã.

Thứ bảy.  Hợp pháp hóa mại dâm chính là đang hành động trái với những quy định của pháp luật hiện nay. Trước hết về quy định của Luật Hôn nhân gia đình, về chế dộ hôn nhân một vợ một chồng, về phạt tù tội ngoại tình. Theo đó việc đi mua dâm chính là đang ngoại tình về thể xác. Sau đó chính là vấn đề mà nhà nước ta đang rất quan tâm chính là bình đẳng giới. Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm cho giá trị của phụ nữ trở nhỏ bé trong xã hội. Đúng như vẫn nói cái gì mua được bằng tiền quá dễ dàng thì nó sẽ không có giá trị. Việc hợp pháp hóa mại dâm vô tình gieo vào suy nghĩ những người lớn, những đứa trẻ về giá trị của phụ nữ. Sẽ đi trái lại những truyền thống văn hóa của dân tộc ta

Hợp pháp hóa mại dâm ảnh hướng tới sự phát triển của phụ nữ nói chung. Vì những em gái đang ở tuổi đến trường, nhận thức chưa đầy đủ, đặc biệt các em gái thuộc các gia đình có kinh tế khó khăn, sớm xa rời sách vở, học hành sẽ lựa chọn nghề này vì đó là một nghề mà, nó được pháp luật cho phép và đã cho phép thì không có gì là xấu cả. Và vô hình chung số lượng gái mại dâm sẽ tăng lên rất nhiều.

Đây là một vấn đề nhạy cảm sẽ có các quan điểm cùng chiều hay trái chiều khác nhau. Và tôi chào đón mọi sự đóng góp ý kiến, những trao đổi thảo luận từ các bạn đọc quan tâm tới vấn đề này với một tinh thần thiện chí. 

Nguồn: Báo mới, Tạp chí pháp lý Đại học Luật tp. Hồ Chí Minh

  •  35380
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…