DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp đồng thế chấp hay bảo lãnh?

Ông H và bà O làm thủ tục thế chấp nhà và QSD Đ tại Vietin Bank Yên Bái để bảo đảm cho Công ty YB vay 1,4 tỷ. Do công ty làm ăn thua lỗ, vi phạm hợp đồng tín dụng nên Vietin Bank Yên Bái khởi kiện công ty YB ra tòa án. Tòa án tuyên buộc Công ty YB trả nợ Vietin Bank Yên Bái; nếu Công ty không có khả năng để trả nợ thì ông H và bà O ( là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ) phải trả hoặc bị xử lý tài sản đã thế chấp để trả nợ.

Hiện có hai quan điểm trái ngược nhau: 1. Tòa án không được giải quyết vụ việc như trên mà Tòa án phải tuyên hợp đồng thế chấp tài sản của Vietin Bank Yên Bái và các bên vô hiệu vì vi phạm về hình thức, và đây phải là hợp đồng bảo lãnh.

2. Tòa án giải quyết là đúng vì hợp đồng thế chấp tài sản không bị vô hiệu về mặt hình thức?

Theo quan điểm cá nhân hợp đồng thế chấp tài sản chỉ có hai chủ thể, bên thế chấp và bên nhận thế chấp; không có bên thứ ba nên không làm phát sinh tranh chấp với bên thứ ba về nghĩa vụ hoàn trả.

Trong hợp đồng bảo lãnh phải có ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phát sinh quyền được yêu cầu hoàn trả đối với bên thứ ba. Bảo lãnh bao giờ cũng kèm theo một biện pháp cụ thể như bằng biện pháp thế chấp tài sản ( việc thế chấp nằm trong bảo lãnh ) hoặc biện pháp khác phù hợp quy định của Bộ Luật dân sự. Chỉ phát sinh nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đến hạn.

Các ban có lập luận thế nào xin cùng trao đổi vì việc này liên quan đến hiện trạng xử lý nợ xấu của các hệ thống Ngân hàng hiện nay, Xin cảm ơn.

 

  •  3931
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…