DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu ?

 

Nhà nước không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc; không bắt buộc phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... cho người lao động.

Câu hỏi:

Tháng 11/2011, sau khi đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Văn H ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) làm việc tại Văn phòng Cty Cổ phần QN (Cty QN). Bản hợp đồng được in sẵn theo mẫu (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Hợp đồng này được 2 bên ký vào ngày 14/11/2011, có giá trị trong 3 tháng, tức là đến hết ngày 14/2/1012 thì hết hạn. Tuy nhiên, sau ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên không ký kết hợp đồng mới; ông Nguyễn Văn H vẫn tiếp tục làm việc tại Cty QN.

Ngày 24/6/2013, Cty đột ngột trao quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông Nguyễn Văn H. Mặc dù vậy, ông vẫn vui vẻ chấp hành quyết định, đồng thời yêu cầu Cty trả trợ cấp thôi việc theo quy định. Tuy nhiên, Cty không đồng ý với yêu cầu của ông với lý do HĐLĐ giao kết giữa 2 bên “không có điều khoản thỏa thuận nào về quyền lợi mà ông H yêu cầu”.

 

Ý kiến của tôi:

1. Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về HĐLĐ, Chính phủ quy định: Khi HĐLĐ với người đã nghỉ hưu hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc “thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên phải ký kết HĐLĐ mới. Trong thời gian chưa ký được HĐLĐ mới, 2 bên phải tuân theo HĐLĐ đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký HĐLĐ mới, HĐLĐ đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn”. 

Căn cứ quy định nêu trên của Chính phủ, HĐLĐ ký ngày 14/11/2011 giữa Cty QN với ông Nguyễn Văn H đương nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp luật, phải thông báo cho người lao động biết trước “ít nhất 45 ngày” (điểm a, khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động). Cty QN trao quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với ông H một cách đột ngột, không hề thông báo trước là làm trái quy định của pháp luật.

 

2. Ông Nguyễn Văn H có thời gian làm việc thường xuyên trong 20 tháng (từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2013) tại Cty QN nên đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động: “Khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”. 

Đây là quy định mang tính nhân văn của Nhà nước, bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện kể cả trong trường hợp trợ cấp thôi việc không được 2 bên thỏa thuận trong HĐLĐ. Quy định có lý có tình này nhằm hạn chế phần nào khó khăn mà người lao động phải gánh chịu khi họ đột ngột bị mất đi một khoản thu nhập. Đặc biệt, ở tình huống này, người lao động càng khó khăn hơn khi bị người sử dụng lao động “đánh úp” (không được thông báo trước, làm cho người lao động bị mất cơ hội có 45 ngày chuẩn bị thích nghi hoàn cảnh mới).

 

3. Ngoài hình thức HĐLĐ, người sử dụng lao động có thể ký các hợp đồng khác không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, như hợp đồng dịch vụ thuê, khoán công việc theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với hợp đồng này, Nhà nước không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc; không bắt buộc phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... cho người lao động.

 

 

  •  11533
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…