Theo quan điểm của tôi, cần tách bạch rõ hai quan hệ: quan hệ lao động và quan hệ dịch vụ. Ở đây, giữa công ty và ngân hàng tồn tại quan hệ dịch vụ giữa 2 pháp nhân với nhau. Và hợp đồng được giao kết là loại hợp đồng dịch vụ. Ví dụ như dịch vụ bảo vệ, kế toán, nhân sự... Còn công ty là người sử dụng lao động, trả tiền lương và BHXH cho người lao động. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về lương, BHXH, tai nạn lao động... mà họ chỉ trả 1 cục cuối tháng cho công ty. Quan hệ lao động được tồn tại giữa công ty và người lao động.
Trên thực tế, thị trường đang tồn tại rất nhiều công ty có loại hình kinh doanh kiểu này mà không cần đến chức năng Cung ứng lao động. Tp. HCM có các công ty như NetViet, Tân Đức, ... Hà Nội có NIC, VCA (công ty này do tôi làm chủ sở hữu)... Họ đang cung cấp hàng ngàn lao động cho các công ty trong và ngoài khu công nghiệp, từ lao động phổ thông đến văn phòng. Theo đó, người lao động của các công ty này đến những nơi có nhu cầu để làm việc theo hợp đồng dịch vụ đã ký giữa 2 pháp nhân. Như vậy, trong thời gian làm việc của người lao động, họ có thể làm vài tháng ở công ty A, rồi vài tháng ở Ngân hàng B... tùy thuộc vào địa điểm mà công ty đã ký kết với từng đối tác.
Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự
| Website: http://www.vcalaw.com
| Email: an@vcalaw.com
| Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)
| Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
| Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự
| Dịch vụ kế toán
| Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí
E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai