DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hợp đồng dân sự gồm những loại nào?

 

Hợp đồng dân sự là “bản thỏa thuận” để ghi nhận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng dân sự gồm các loại hợp đồng chủ yếu sau:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”


Theo đó, Bộ Luật dân sự 2015 liệt kê ra 06 loại hợp đồng chủ yếu, phổ biến trên thực tế. Mỗi loại hợp đồng đều có những dấu hiệu riêng biệt.


 

Thứ nhấtPhân loại dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật

Nếu dựa vào mối liên quan về hiệu lực và chức năng giữa hai hợp đồng với nhau thì các hợp đồng này được xác định thành:

Hợp đồng chính

Hợp đồng phụ

Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia.

->Hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ.

Lưu ý: Trừ trường hợp các bên rõ ràng có thỏa thuận ngược lại.

Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

-> Nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu


Theo đó, hiệu lực của hợp đồng phụ luôn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Theo đó, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến hạn.

Ngoại lệ: Tuy nhiên có trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phụ không phụ thuộc vào hiệu lực hợp đồng chính (các giao dịch bảo đảm). Đây là một trường hợp ngoại lệ nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng chính khi bị vô hiệu.

Ví dụgiữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ. Trong trường hợp hợp đồng vay vô hiệu và chưa được thực hiện thì hợp đồng thế chấp cũng bị vô hiệu. Nếu hợp đồng vay vô hiệu nhưng bên cho vay đã chuyển tài sản cho bên vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp luật và bên thế chấp phải bảo đảm việc trả lại tài sản vay mà bên vay đã nhận.


Thứ hai: Phân loại vào tương quan quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được phân thành hai loại sau:

Hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng song vụ

- Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.

->Là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ còn một bên có quyền.

- Thông thường, các hợp đồng đơn vụ là các hợp đồng không có đền bù, bởi vì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên mang quyền, còn bên mang quyền sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đồng nghĩa không mang lại lợi ích cho phía bên kia.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ vì chỉ có bên cho tài sản là bên có nghĩa vụ.

- Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.Trong nội dung của loại hợp đồng này,quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

- Theo tinh thần của Điều 274 BLDS 2015 thì  việc thực hiện nghĩa vụ là vì lợi ích của bên có quyền. Do đó, trong hợp đồng song vụ, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này sẽ vì lợi ích của bên kia và ngược lại.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ.


Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).

Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ.

Ví dụ: hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ). Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ.


Thứ ba: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

- Là hợp đồng trong đó các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ nhằm mang lại lợi ích cho người thứ ba. Tức chỉ có người thứ ba mới được hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng.

- Quy định về vấn đề thực hiện hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba, Điều 415 BLDS 2015 cho thấy hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà một bên phải thực hiện nghĩa vụ để người thứ ba hưởng quyền.

Ngoại lệ: Theo quy định, có một số ngoại lệ khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứu ba so với hợp đồng thông thường như: người thứ ba được từ chối thực hiện hợp đồng (Điều 416  BLDS 2015), người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình (Điều 415 BLDS), khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng (Điều 417 BLDS),….


Thứ tư: Hợp đồng có điều kiện thực hiện

- Là các hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về điều kiện để bắt đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc điều kiện thay đổi hoặc điều kiện chấm dứt thì hợp đồng bắt đầu thực hiện. Điều kiện để thực hiện hợp đồng là sự kiện sẽ xảy ra, các bên chờ khi nó xảy ra hoặc thay đổi hoặc chấm dứt thì bắt đầu thực hiện hợp đồng.

- Để đảm bảo tính hợp pháp và hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, điều kiện thực hiện của hợp đồng phải tuân thủ những đòi hỏi pháp lý nhất định:

+ Sự kiện được chọn phù hợp quy định pháp luật.

+ Phải mong tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được giao kết.

+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì công việc phải khả thi (tức có thể thực hiện được).

 

Nói thêm: Ngoài các loại hợp đồng chủ yếu trên, thực tế căn cứ vào điều khoản thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng còn tồn tại 02 loại sau:

- Hợp đồng ưng thuận: là hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

- Hợp đồng thực tế: là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Ví dụ: hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản.

 

  •  43926
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…