DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hỏi về việc di dời cột điện cá nhân

Xin chào Luật sư!

Tôi xin trình bày nội dung cần hỏi về việc di dời cột điện nhà tôi, như sau:

Trước đây, do Nhà nước vận động giải phóng mặt bằng người dân hiến đất để làm đê bao giao thông, phía gia đình tôi có hiến đất chiều ngang 1,5m; chiều dài khoảng 200m để làm tuyến đê bao giao thông nông thôn tại địa phương, qua đó chính quyền ấp vận động người dân rải đá để người dân đi lại thuận tiện. Sau một thời gian, khi phần đất tôi hiến làm đường giao thông được đầu tư xây dựng đal, người dân có đóng tiền đối ứng mỗi hộ đóng gần 900.000 đồng  để làm tuyến đường, mặc dù hàng năm vẫn thu 300.000 đồng mỗi hộ cho quỹ giao thông nông thôn.  Ban đầu khi đal xây dựng xong người dân lưu thông xe máy bình thường, tuy nhiên trên tuyến đal này phía gia đình tôi hiến đất có 2 cây cột điện: một cây là do gia đình tự mua để kéo dây điện sinh hoạt do xa tuyến đường điện của công ty điện lực nên gia đình phải tự mua cột để điện lực kéo điện, cây còn lại là điện kinh doanh của 5 hộ gần nhau hùn tiền lại mua để kéo điện cho hoạt động kinh doanh trong đó có gia đình tôi nên lúc đó đặt tại đất nhà tôi. Một số hộ có nhu cầu chạy xe ba gác vào tuyến đal này nhưng do có 2 cây cột điện nên không đi ngang được, chỉ xe máy mới đi ngang được, nên một số người có nhu cầu xe ba gác yêu cầu điện lực và chính quyền xem xét di dời 2 cây cột điện này vào cập mé hàng rào nhà kế bên (nhưng vẫn trong phần đất gia đình hiến) để thông xe ba gác và thuận tiện đi lại. Phía cán bộ điện lực đã có đến nhà tôi với một người cùng ấp với tôi  (người có nhu cầu chạy xe ba gác vô tuyến đal) để thỏa thuận với gia đình về việc di dời 2 cây cột điện này. Gia đình tôi đồng tình việc di dời này, tuy nhiên gia đình tôi yêu cầu phía điện lực:

1.  Phía điện lực khi di dời cột điện kinh doanh phải có thống nhất của 4 hộ còn lại vì đây là tài sản chung của 5 hộ gia đình, gia đình tôi không tự quyết định, việc di dời không làm gãy đỗ cột nếu có thì khắc phục.

2. Còn phía cây cột điện gia đình tự mua để kéo điện sinh hoạt của gia đình vẫn cho di dời nhưng phía điện lực phải cam kết khi di dời có gãy đổ thì khắc phục lại cho gia đình sử dụng và tiếp tục quản lý (vì khi  vận động hiến đất làm đường thì 2 cây cột điện đã đặt từ trước)

Cán bộ điện lực không đồng ý cam kết vì cho rằng đây không là trách nhiệm của mình,  còn nói nếu cột điện gãy thì hộ tự mua chỉ có 1,5 triệu đồng hoặc chính quyền địa phương mua hỗ trợ. Gia đình không đồng ý. Cán bộ và người đi cùng đi về.

Vài hôm sau, phía điện lực tự ý thực hiện di dời cột mà không hỏi ý kiến gia đình tôi. Khi gia đình phát hiện ngăn cản thì cán bộ này gọi điện thoại báo phó chủ tịch ủy ban xã vào hiện trường rồi tiếp tục thực hiện di dời. Gia đình tôi rất bức xúc vì sự việc này. Phía gia đình tôi có yêu cầu:

1.  Phía điện lực hoặc chính quyền địa phương khi di dời cột điện kinh doanh phải có thống nhất của 4 hộ còn lại vì đây là tài sản chung của 5 hộ gia đình, gia đình tôi không tự quyết định, việc di dời không làm gãy đỗ cột nếu có thì khắc phục.

2. Còn phía cây cột điện gia đình tự mua để kéo điện sinh hoạt của gia đình vẫn cho di dời nhưng phía điện lực phải cam kết khi di dời có gãy đổ thì khắc phục lại cho gia đình sử dụng và tiếp tục quản lý (vì khi  vận động hiến đất làm đường thì 2 cây cột điện đã đặt từ trước)

Nhưng phía điện lực và chính quyền địa phương không đồng ý cam kết vì cho rằng hiện nay cột điện kinh doanh, điện sinh hoạt cho dù công ty điện hay hộ dân mua  kéo điện khi hư hỏng hay có sự cố thì điện lực vẫn sữa chữa cho người dân sử dụng, đây là trách nhiệm rồi nên sẽ không cam kết hay hứa khắc phục sự cố gì hết, phía chính quyền địa phương cũng ý kiến vậy. Gia đình không thống nhất nên không cho di dời vì không được cam kết. Tuy nhiên, phía điện lực và chính quyền tự ý di dời không hỏi ý kiến gia đình đến khi gia đình phát hiện yêu cầu dừng hoạt động di dời thì phía cán bộ di dời của điện lực có lời nói thô tục với gia đình, chính quyền địa phương cũng không ý kiến gì chỉ nói gia đình nên cho di dời nếu không khi người dân chạy xe bị té hay va chạm thì gia đình chịu trách nhiệm. Nhưng nếu điện lực chịu trách nhiệm sao lại không đồng ý cam kết cho người dân an tâm? hoặc ban đầu gia đình tôi kéo điện sử dụng phải tự mua cột mà điện lực không hỗ trợ cột, giờ nếu gãy đỗ ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chính quyền địa phương là để bảo vệ lợi ích cho người dân nhưng không hỏi ý người dân mà tự ý di dời tài sản của người dân. Gia đình tôi không đồng ý cho di dời. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp này gia đình tôi xử sự vậy có đúng không? Xin luật sư phân tích thêm để gia đình bảo vệ được quyền lợi của mình. Mong sớm nhận được sự phản hồi của Luật sư, chân thành cảm ơn.

  •  1488
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…