Câu b. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam nam 2005 không áp dụng nguyên tắc hồi tố.
ĐÚNG - Không phải nguyên tắc hồi tố áp dụng chung cho các ngành luật, mà theo quy định tại Điều 79 Luật ban hành VBQPPL thì chỉ trong những trường hợp cần thiết, VBQPPL mới được quy định hiệu lực trở về trước.
Điều khoản về hiệu lực thi hành Luật bảo vệ môi trường 2005 chỉ ghi "Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993". Sau khi ban hành Luật 2005, UBTVQH không ban hành Nghị quyết về việc thi hành Luật bảo vệ môi trường để quy định về hiệu lực trở về trước. Do vậy mọi hành vi vi phạm pháp luật về môi trường xảy ra trước thời điểm Luật BVMT 2005 có hiệu lực mà sau đó mới phát hiện thì vẫn áp dụng Luật BVMT 2005 để giải quyết, chứ không áp dụng Luật BVMT năm 1993.
Câu c. Luật môi trường là một lĩnh vực pháp lý chuyên ngành.
ĐÚNG - Điều 1 Luật BVMT 2005 đã chỉ rõ phạm vi điều chỉnh của luật này là hoạt động bảo vệ môi trường.
Câu d. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn tối đa cho phép hành vi xả thải vào môi trường.
SAI - Khoản 5 Điều 3 Luật BVMT 2005 đã chỉ rõ: "Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường".
Câu e. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, sử dụng động thực vật rừng quý hiếm nhóm 2.
SAI - Vì khoản 3 Điều 7 quy định: "3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định".
Theo quy định tại Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số32/2006/NĐ-CP thì động thực vật rừng quý hiếm thuộc nhóm 2 thuộc loại bị hạn chế khai thác sử dụng chứ không bị nghiêm cấm.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!