1) Sự khác nhau giữ CN gắn với Dự án đầu tư và CN không gắn với Dự án đầu tư?
Giống nhau: cả 2 loại CN đều là đơn vị trực thuộc, do UBND tỉnh/Tp cấp phép, có trụ sở hoạt động cụ thể, có con dấu riêng, mã số thuế 13 số, được lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hoạch toán độc lập.
Khác nhau:
STT
|
Nội dung
|
Chi nhánh gắn với Dự án đầu tư (“CN”)
|
Chi nhánh không gắn với dự án đầu tư (“CN giao dịch”)
|
1
|
Thủ tục
|
Hồ sơ gồm nhiều tài liệu và phức tạp, thời gian thẩm tra kéo dài vì phải hỏi ý kiến các Bộ liên quan giống như trình tự thành lập Công ty, thông thường thời gian cấp phép là 3 – 4 tháng.
|
Hồ sơ ít tài liệu và đơn giản, không hỏi ý kiến thẩm tra của các Bộ, thời gian cấp phép khoảng 1 tháng.
|
2
|
Hình thức cấp phép
|
Giấy phép được cấp là Giấy chứng nhận đầu tư ("Giấy CNĐT”) , hình thức và bố cục Giống như Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty mẹ.
Mục ngành nghề kinh doanh và mục tiêu dự án sẽ ghi giống như Giấy phép của Công ty mẹ (cụ thể từng mã HS)
|
Giấy phép được cấp là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh “Giấy CNHĐ”).
Chỉ ghi phạm vi kinh doanh (không có mục tiêu dự án) và được ghi đại loại là “hoạt động theo ủy quyền của Công ty, được phép hoạt động kinh doanh giống với hoạt động của Công ty (không nêu mã HS cụ thể).”
|
3
|
Hoạt động
|
Độc lập và tự chủ hơn so với CN giao dịch vì CN gắn với Dự án đã được ủy quyền thực hiện toàn bộ hoạt động mà FFVN được phép kinh doanh thông qua Giấy phép đầu tư của CN
Ví dụ: CN có quyền tự thực hiện việc Nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa theo Giấy phép được cấp.
|
Không độc lập, phải có sự Ủy quyền bằng văn bản của Công ty mẹ thì Chi nhánh giao dịch mới được phép thực hiện việc Nhập khẩu, xuất khẩu, buôn bán, xuất hóa đơn, …
|
4
|
Vốn
|
Công ty mẹ trích riêng một khoản tiền để đầu tư cho Chi nhánh, khoản tiền này được gọi là vốn góp để thực hiện dự án gắn với CN.
Vốn này có thể lấy từ lợi nhuận chưa phân phối của Công ty mẹ. Tuyệt đối không được sử dụng vốn góp để thực hiện dự án Công ty mẹ, vì thông thường khi thành lập Cty có vốn NN tại VN, nhà đầu tư thường thành lập dự án là Cty luôn, lúc này nhà đầu tư đã cam kết góp một khoản để thực hiện DA, cho nên Công ty không dùng vốn này để đi đầu tư qua dự án khác.
|
Dùng vốn tự có của Công ty mẹ để phục vụ cho các hoạt động của Chi nhánh giao dịch. Mọi chi phí phát sinh cho CN đều được Công ty mẹ thanh toán bằng bất kỳ tài sản nào mà Công ty mẹ đang nắm giữ bao gồm cả vốn điều lệ.
|
(2) Mối quan hệ giữa dự án đầu tư ban đầu với 2 loại chi nhánh này, gắn với dự án đầu tư và không gắn nghĩa là thế nào?
Trong Giấy CNĐT Công ty, có ghi tên Dự án đầu tư là Công ty Posco …
Trong Giấy CNĐT của CN sẽ ghi Tên dự án đầu tư là : Chi nhánh Công ty Posco.
Rõ ràng rằng 2 dự án này độc lập và tách biệt. Tuy nhiên, cũng giống CN không gắn với DA, CN loại này cũng là đơn vị trực thuộc của Công ty. Tức là: nếu xét về mối quan hệ Dự án đầu tư thì 2 dự án này độc lập, nhưng xét về mối quan hệ tài chính kế toán thì mối quan hệ giữa Công ty và CN là đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc.
Còn loại CN không gắn với Dự án thì Giấy phép hoạt động giống như các Giấy phép của CN công ty trong nước, chỉ là một đơn vị trực thuộc của Công ty.
(3) Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh cấp cho 2 loại CN như bạn nói có khác nhau?
Đối với CN gắn với DA thì sẽ được cấp Giấy CNĐT, giống y chang mẫu và bố trí của Giấy CNĐT Công ty.
Đối với CN không gắn với DA thì sẽ được cấp Giấy CNHĐ, mẫu này khác hoàn toàn với mẫu Giấy CNĐT nêu trên, thường Giấy CNHĐ chỉ từ 1 à 2 trang.
(4) Hồ sơ thủ tục giấy tờ để xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh có khác nhau không?
Như đã nói ở tư vấn trước, hồ sơ đương nhiên sẽ khác nhau. Vì CN gắn với DA thì phải thêm các quy định về dự án đầu tư (trong lĩnh vực mua bán hàng hóa) như:
· Giải trình thỏa mãn điều kiện kinh doanh theo mẫu MĐ6 – TT 08/2013/TT-BCT
· Báo cáo năng lực tài chính của Công ty mẹ
· Ngoài đơn xin cấp Giấy CNĐT cho CN, cần bổ sung thêm: Bản đăng ký hoạt động mua bán hàng hóa
Chi tiết có thể tham khảo link đã nêu trên.
Đối với các DA trong các lĩnh vực khác (xây dựng, kinh doanh bất động sản, …) thì cần có giải trình về dự án (năng lực kinh nghiệm và tài chính của Công ty mẹ). Nói chung là hồ sơ giống như hồ sơ thành lập Dự án Công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo từng lĩnh vực.
(5) Theo như bạn nói là DPI HCM quyết định CN thuộc 1 trong 2 loại như bạn nói có phải không?
Thực ra là chủ trương của UBND từng nơi như thế nào? Bởi vì cơ quan phê duyệt, ký tên và đóng dấu lên Giấy CNĐT và/hoặc Giấy CNHĐ là UBND. Tùy theo từng đánh giá và xem xét của UBND mà DPI chỉ thực hiện theo mà thôi. Tại HCM thì doanh nghiệp vẫn được lựa chọn 1 trong 2 hình thức CN. Nhưng một số tỉnh/Tp mà mình biết như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu thì bắt buộc lập CN gắn với Dự án.
Tóm lại là cần phải đi trước 1 bước để xem chủ trương của từng địa phương.
(6) Chi nhánh thường là thế nào? Có chi nhánh "không thường" không?
Không hiểu câu hỏi này lắm. CN nào cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, thuế, kế toán, là 1 đơn vị trực thuộc, chỉ báo cáo thuế VAT và môn bài tại Cơ quan thuế nơi đặt trụ sở CN, các loại thuế khác đều báo cáo về Công ty mẹ để Công ty mẹ hợp nhất báo cáo tài chính.
Điểm khác biệt duy nhất của CN gắn với DA là nó còn được xem là 1 DA đầu tư độc lập, phải báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý theo TT 04/2011/TT-BKHĐT.
Đây là một vài kinh nghiệm và hiểu biết của mình, hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn.