DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hội thánh Đức Chúa Trời - Kiểm soát hay buông lỏng?

Mới chỉ nghe qua cái tên là tôi liền liên tưởng đến một giáo lý cao siêu mang tầm ảnh hưởng của một hình thức tín ngưỡng. Tuy nhiên, sẽ không thể ngờ đến những tai hại mà Hội này đã gây ra với những người đã, đang và sẽ gia nhập. Sức ảnh hưởng của cái tên này ở tình hình hiện tại sẽ không khó để bạn tiếp cận và hiểu rõ.

Với những chiêu trò hết sức vô lý, Hội đã tìm cách lôi kéo mọi thành phần lứa tuổi gia nhập dưới hình thức “trá hình” là hoạt động dạy học miễn phí, các buổi tình nguyện,.. với mục đích tuyên truyền về sự tồn tại của Đức Chúa Trời với quan niệm sự sống, cái chết nằm trong tầm tay của vị thần này, chỉ cần bạn nghe tin và nghe theo thì sẽ được bảo vệ bằng việc phải đóng 1/10 thu nhập để Chúa Trời giữ hộ.

Không lý nào khi nghe qua những nội dung truyền đạo cũng như những lời ma mị, phi lý mà một người có thể tin theo một cách vô điều kiện như vậy. Vẫn chưa rõ mục đích tồn tại của Hội này là gì nhưng với việc buộc thành viên có trách nhiệm đi truyền giáo, lôi kéo để mở rộng quy mô, góp tiền vào hội và những tư tưởng phản thực tế là hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại những truyền thống của nước ta, khi họ mượn tay người dân phá bỏ những giá trị tôn thờ của ông, bà tổ tiên một cách vô thức.

Kể cả nơi ra đời và khi du nhập vào Việt Nam thì đạo này không được công nhận và những hành vi đó sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý liên quan

Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Tình hình hiện tại, pháp luật đã can thiệp vào Hội này nhưng vẫn không loại bỏ tận gốc. Nguyên nhân là gì, khi cơ chế kiểm soát đã có, hành vi đã thực hiện, hậu quả đã xảy ra mà tổ chức này vẫn tồn tại với quy mô ngày càng mở rộng như vậy?

  •  5804
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…