DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Hối lộ tình dục” có phạm tội tội nhận hối lộ???

Nghiên cứu sự khác nhau giữa BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLHS 2015 về tội nhận hối lộ

Theo như quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì việc cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền,tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào và thực hiện việc làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích của người yêu cầu đưa hối lộ.

Theo đó, tiền ở đây là các loại tiền được lưu thông hợp pháp.

Các lợi ích vật chất khác là các lợi ích vật chất phải quy đổi ra được bằng tiền.

Chủ thể thực hiện việc nhận hối lộ ở đây là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu từ người đưa hối lộ.

Và theo như Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 279 của BLHS 1999 thì cũng chỉ đưa ra các trường hợp áp dụng đối với việc nhận hối lộ là các loại lợi ích vật chất mà hoàn toàn không đề cập đến yếu tố tinh thần.

Nhưng về vấn đề thực tiễn, có rất nhiều trường hợp bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ về loại lợi ích phi vật chất, đó có thể là khen thưởng, thành tích, danh hiệu, “mua quan bán chức” và hơn nữa đó còn có thể là hối lộ về tình dục. Đây là vấn đề dường như khá phổ biến hiện nay, tại các hội thảo hoàn thiện về BLHS  1999 thì cũng đã có quan điểm đưa ra về vấn đề hối lộ tình dục (hối lộ các lợi ích phi vật chất) nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng.

Theo đó, BLHS năm 1999 quy định: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào  có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Các quy định tại BLHS năm 1999 chỉ quy định lợi ích vật chất là đối tượng tác động của tội này. Qua những hiện trạng của loại tội phạm này hiện nay, nhà làm luật đã có sự sửa đổi bổ sung quy định trên tại Điều 354 BLHS 2015 (có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2015) như sau : “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.”

Ở đây, luật mớiđã có sự bổ sung về đối tượng, trong đó lợi ích phi vật chất cũng là đối tượng tác động của tội này. Thiết nghĩ, việc quy định như vậy là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, thực trạng của loại tội phạm này hiện nay, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước ta. Để những trường hợp hối lộ về những lợi ích phi vật chất không còn là một lỗ hổng trong hệ thống pháp luật hình sự

 

  •  5700
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…