DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Hôi của” pháp luật xử lý như thế nào?

Hôi của là một hành vi lấy cắp đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng một lúc, hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

Hôi của có vi phạm pháp luật không? 

Hôi của thực chấy là hành vi lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí đã chết… để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc, là hành vi đáng lên án về mặt đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.Tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi “hôi của” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”

 Xử phạt hành chính:

Hành vi hôi của với số tiền nhỏ hơn 2 triệu đồng  thì căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 15  Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

Xử phạt hình sự:

Công nhiên chiếm đạo tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản.

Căn cứ theo điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới

50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Bên cạnh mức hình phạt trên Điều luật trên còn quy định ba khung hình phạt nặng hơn cụ thể:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

Khung hình phạt cao nhất cho tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người hôi của còn có thể bị truy tố với tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  •  1140
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…