DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Học việc hay thử việc, bất cập hay kẽ hở”

Chào các bạn!

Mình có một người bạn hiện là cử nhân ngành xét nghiệm tại một trường trên địa bàn Đà Nẵng có tâm sự thế này. Hiện tại đang làm việc tại một phòng xét nghiệm mà bên đó yêu cầu nhận vào học việc 03 tháng nếu Oke thì nhận vào làm, không được thì thôi. Trong thời gian học việc người ta sẽ trả cho 2 triệu mỗi tháng xem như chi phí ăn uống đi lại.

Bạn ấy còn nói thêm, đã có chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên xét nghiệm sau khóa học 09 tháng, những công việc khi trao đổi trong buổi phỏng vấn bạn ấy có thể hoàn thành tốt. Bạn ấy còn nói thêm, mình đã có chứng chỉ hành nghề đâu cần phải học việc nữa. Tại sinh viên mới ra trường có được chỗ làm là tốt rồi, kén cá chọn canh quá thì có về quê cày ruộng. Mà nghe nói thời gian thử việc gì có 02 tháng vậy phòng xét nghiệm chỗ bạn ấy làm có đang làm sai luật hay không? Và số tiền lương mình nhận có đúng theo quy định không? Được biết lương chính thức tai phòng xét nghiệm là 7.500.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động 2012

"Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

Tại Điều 28 Bộ luật lao động cũng có quy định về mức lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

"Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Bên cạnh đó, tại Điều 61 Bộ luật lao động có quy định về học nghề

Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn khác thì chưa có quy định liên quan đến vấn đề “học việc”, chỉ có quy định về “thử việc” và “học nghề”.

Luật chưa có quy định thì chưa thể nói là đúng hay sai? Về mặt khách quan thì công dân được phép làm những việc mà pháp luật không cấm, pháp luật không bắt buộc phải làm.

Người sử dụng lao động lại cho rằng nếu tuyển vào không làm được việc mà phải tốn tiền trả đủ lương.

Theo nguyên tắc của Bộ luật lao động là bảo vệ người lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân. Không những bảo vệ người lao động mà còn bảo vệ người sử dụng lao động. Cụ thể tại Điều 29 Bộ luật lao động

"Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

Theo đó, trong thời gian thử việc người sử dụng lao động có thể hủy bỏ thỏa thuận mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu công việc không đạt theo yêu cầu. Đây có thể xem như quy định bảo vệ đối với cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.

Thế nhưng, trên thực tế có nhiều tổ chức, người sử dụng lao động lại sử dụng hợp đồng học việc để tuyển dụng lao động. Có thể thấy đây là kẽ hở của luật hay luật còn bất cập chưa quy định cụ thể về vấn đề học việc trong thời gian tuyển dụng. Như thế người sử dụng lao động “đỡ tốn” một khoản chi phí phải trả chỉ đơn giản sử dụng từ “học việc”.

Trở lại vấn đề, người bạn mà tôi đề cập đến ở đây đã được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm và hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng vẫn phải học việc và được trả một khoản thù lao ít ỏi. Biết mình chịu thiệt thòi nhưng sinh viên mới ra trường tâm lý có được việc làm sau khi học xong đã giữ chân bạn ấy ở lại. Có việc làm thì tốt rồi về quê không biết làm gì, thiệt thòi tý không sao. Đây cũng là tâm lý chung của các bạn sinh viên mới ra trường.

Dự thảo bộ luật lao động ngày 21/3/2017 cũng không có quy định liên quan đến vấn đề “học việc”. Cần phải quy định vấn đề “học việc” cụ thể và chi tiết, tránh tình trạng lợi dụng kẽ hở này. Đúng như nguyên tắc, tinh thần của bộ luật lao động là bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.

Mong các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn các quy định của bộ luật lao động, xây dựng những quy định ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ.

 

  •  1502
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…