DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Học luật sau này làm gì?

Nhiều bạn trẻ yêu thích ngành luật, nhưng đang phân vân không biết sau khi học luật xong thì ra làm gì.
 
Học luật ra có nhiều con đường cho các bạn chọn, quan trọng là các bạn muốn đi đường bằng phẳng hay con đường gồ ghề. Các bạn nên có định hướng trước khi ả trường đừng để khi ra trường rồi mới suy nghĩ đến việc mình sẽ làm gì, như vậy các bạn sẽ không biết đi theo hướng nào. Nên chọn công việc mình yêu thích và có khả năng làm chúng tốt nhất, đừng nên chạy theo số đông chưa chắc đã tốt cho mình.
 
Có nhiều công việc cho các bạn làm như:
 
Làm việc tại bộ phận pháp chế của doanh nghiệp: hỗ trợ pháp lý, các vấn đề pháp luật cho doanh nghiệp.
 
Làm tại phòng công chứng: có thể làm tại công chứng nhà nươc hoặc công chứng tư nhân ( để trở thành công chứng viên các bạn phải học thêm khoác học công chứng viên)
 
Làm giảng viên: bạn có thể trở thành giảng viên đứng lớp giảng dạy về ngành luật ở các trường đại học , cao đẳng cũng có những nhu cầu rất cao. Bên cạnh đó đối với cấp trung học và phổ thông bạn cũng có thể dạy môn giáo dục công dân.
 
Làm việc tại viện kiểm sát: cơ cấu bộ máy nhà nước của nước ta thì viện kiểm soát bao gồm ba cấp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, hoặc quận ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
 
Làm việc tại Cơ quan thi hành án: tại cơ quan thi hành án bạn sẽ là chấp hành viên. Với công việc này nếu làm tại cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi bạn làm việc ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh. Và nếu như còn ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh thì có các đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp huyện. bên cạnh đó bạn có thể làm tại các phòng thi hành án và đội thi hành án được tổ chức ở tất cả các địa phương trong phạm vi toàn quốc.
 
Làm việc tại Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành: tại đây bạn sẽ công tác ở bộ phận pháp chế và cũng có thể làm việc ở bộ phận thanh tra. Với nhiệm vụ kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại, bộ phận này rất cần những người có chuyên môn ngành luật.
 
Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu: đối với lĩnh vực này bạn có thể làm việc tại các Viện Khoa học kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, viện Nhà nước và Pháp luật, các Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,các Viện Khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao,….
 
Bên cạnh những công việc trên bạn cũng có thể mở một văn phòng luật sư riêng, tư vấn về pháp luật hay làm tại các doanh nghiệp lớn để tư vấn và hỗ trợ họ về mặt pháp lí trong công việc.
 
  •  14507
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…