DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HÌNH SỰ HÓA

MONG NHẬN GẠCH ĐÁ ĐỂ BỚT MÔNG MUỘI. 

“HÌNH SỰ HÓA” – HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

            “Nếu không giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì “hình sự hóa” cũng được.”

            “ “Hình sự hóa” làm gì? Bắt nó đi tù cũng có lấy lại được tiền đâu.”

            Những câu nói ấy xuất hiện thường xuyên, liên tục  trong đời sống pháp lý hiện nay nhưng có nhiều người hiểu đúng ý nghĩa của nó. “Hình sự hóa” là gì?

            Theo quan điểm của một bộ phận lớn học giả, luật sư, sinh viên luật: “ “Hình sự hóa” là việc sử dụng các quan hệ pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ dân sự”. Theo cách hiểu này, bản chất của hình sự hóa là việc bẻ lái phương hướng áp dụng pháp luật. Tôi tìm được khái niệm này trong tiềm thức của nhiều người và xin khẳng định rằng họ chưa bao giờ bình tĩnh ngồi nghĩ xem “hình sự hóa” là gì? Cũng không trách được vì nó đã trở thành một thuật ngữ quá phổ biến khiến cho ít người tìm hiểu về ý nghĩa của nó nữa.

            Tôi đồng tình với quan điểm của GS.TSKH Đào Trí Úc: Hình sự hóa (penalisation) chính là việc quy định hình phạt, khung hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt này đối với tội phạm này hay tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự. Và hình sự hóa chỉ diễn ra ở giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không thể diễn ra ở giai đoạn áp dụng pháp luật.

            Khó hiểu chăng?

            Trước hết, phải phân tích các quan hệ pháp luật: Quan hệ dân sự vốn là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong các hoạt động trong đời sống. Ví dụ: Mua mớ rau, con cá,… Trong khi đó, quan hệ hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội - ở một quy mô nhỏ hẹp và đặc biệt hơn. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ phát sinh khi có quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh nhưng quan hệ pháp luật dân sự thì luôn tồn tại, và phát sinh mà chẳng cần sự nâng đỡ của bất kỳ văn bản pháp luật nào.

            Như vậy, khả năng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự trong giai đoạn áp dụng pháp luật là không thể - với điều kiện là các cơ quan tiến hành tố tụng nắm vững các quy định của pháp luật. Việc giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự bằng các quy định của pháp luật hình sự không phải là “hình sự hóa” – đó chỉ là việc xem xét có tội phạm hay không bằng cách thông báo đến các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu không có dấu hiệu phạm tội thì cũng không thể sử dụng các quan hệ pháp luật hình sự để giải quyết được.

            Hiện nay, tỉ lệ các quan hệ dân sự khi được đưa ra xem xét về hình sự mà có phát hiện tội phạm là khá cao. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn về khái niệm “hình sự hóa” đã nêu. Và điều đó cũng đặt ra hai vấn đề mà mỗi người học luật phải trăn trở: Thứ nhất, phải chăng bộ luật hình sự đang quy định quá “hà khắc”; thứ hai, liệu tình trạng bỏ lọt tội phạm đang nghiêm trọng đến mức nào???

  •  15686
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…