DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hình phạt nào cho hành vi giả mạo chữ ký, văn bản?

>>> Giấy tờ “giả mạo” được công chứng, trách nhiệm thuộc về ai?

>>> Nhận diện chữ ký giả

 

Xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân mà thực tế đã xảy ra không ít vụ việc giả mạo văn bản, chữ ký của lãnh đạp, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp giả mạo không nhằm vụ lợi mà là nhằm bôi nhọ, xúc phạm, vu không, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Vậy, người có hành vi giả mạo văn bản, chữ ký của sẽ bị xử lý như thế nào?

 

Người giả mạo chữ ký đều có động cơ riêng của mình, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị coi là tội phạm. Tùy theo động cơ, mục đích, tính chất, mức độ và hậu quả của việc giả mạo chữ ký mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính

Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị xử lý hành chính với mức tiền phạt phụ thuộc vào việc giả mạo chữ ký trong từng lĩnh vực cụ thể, như:

- Đối với lĩnh vự chứng thực: Hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực trong hoạt động chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 01-03 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 24 VBHN 462/VBHN-BTP năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đinh, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do bộ tư pháp ban hành).

- Đối với lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm: Hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng; đối với hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, làm giảm giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng.

 Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả (khoản 3, khoản 4 Điều 45 VBHN 462/VBHN-BTP năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đinh, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do bộ tư pháp ban hành).

- Đối với lĩnh vực quyền tác giả: người có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi giả mạo chữ ký gây nguy hiểm cho xã hội và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh tương ứng sau đây:

>>>TH1:

Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản, di sản thừa kế, thực hiện các hợp đồng mua bán, tặng cho một cách gian dối, chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc bên thứ ba,… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc sẽ bị phạt tù cao nhất là chung thân, mức phạt tù tùy tường từng trường hợp và giá trị tài sản tội phạm đã chiếm đoạt.

>>>TH2:

Trường hợp nếu người có chức vụ và quyền hạn lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để giả mạo chữ ký thì truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 . Người nào vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi làm, cấp giấy tờ giả, giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc ông việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

 

  •  1708
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…