DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu thế nào là chức vụ, thế nào là chức danh?

Về mặt quy định pháp luật thì hiện tại cách hiểu chức vụ và chức danh do trong các quy định của Nhà nước ta vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng. Trong doanh nghiệp thông thường thì chức vụ hay chức danh đều có bản chất như nhau, để chỉ một người có vị trí trong công ty. 

Còn trong bộ máy Nhà nước, thì khái niệm này chưa được phân biệt rõ. Ví dụ: Tại điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã thì đơn giản đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và được phê chuẩn thông qua bầu cử được gọi là chức vụ. Còn đối với công chức được tuyển dụng thông thường thì được gọi là chức danh. Như vậy, hiểu đơn giản thì chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, vd như kế toán viên, cán bộ tư pháp ... Tuy nhiên, trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 lại có cách hiểu khác về chức vụ, chức danh: Điều 83 có tên là Bầu các Chức danh của HĐND, UBND, thế nhưng tại Điều 84 lại có tên là Từ chức, Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu.

 
Điều đó có nghĩa là với cùng một vị trí Chủ tịch HĐND xã. Thì khi chưa bầu được gọi là chức danh. Còn khi người đó đã được bầu bán, phê chuẩn là Chủ tịch HĐND thì được gọi là chức vụ. - nói cách khác, chức danh khi này được hiểu là tên gọi khi chưa có người nắm giữ, còn nếu đã có người nắm giữ thì nó là chức vụ.
 
Về quan điểm riêng thì theo mình  "chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, ví dụ như kế toán viên, cán bộ tư pháp ..."
 
 
  •  10412
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…