DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu sao cho đúng về “Nguyên tắc ưu tiên” trong sở hữu trí tuệ

 

Trong quá trình tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ chúng ta thường gặp các quy định về “nguyên tắc ưu tiên”, cụ thể được áp dụng trong quá trình đăng ký bảo hộ đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy, theo quy định hiện hành, nguyên tắc này được hiểu và áp dụng như thế nào?

Nguyên tắc ưu tiên trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam xuất phát từ quy định về “nguyên tắc ưu tiên” trong Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam là thành viên).

Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi mà có từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên cùng tiến hành đăng ký bảo hộ cho một đối tượng bảo hộ tương tự nhau hoặc là trùng nhau. Tùy vào quy định của từng quốc gia, mà việc áp dụng quyền ưu tiên sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, quyền ưu tiên được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

QUYỀN ƯU TIÊN ĐỐI VỚI ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên

1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

(Được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

QUYỀN ƯU TIÊN ĐỐI VỚI ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN VỚI GỐNG CÂY TRỒNG

Điều 167. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ

1. Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này.

2. Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật này trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ.

3. Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.

4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên.

(Thủ tục nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 88/2010/NĐ-CP)

Từ các quy đinh trên, ta có thể thấy về đại thể “nguyên tắc ưu tiên” trong pháp luật sở hữu trí tuệ được hiểu như sau: Nguyên tắc ưu tiên được áp dụng dựa trên cơ sở của đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ đầu tiên. Đơn đăng ký bảo hộ này được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế quy định về quyền ưu tiên. Sau đó một khoảng thời gian nhất định; cá nhân, tổ chức này lại tiến hành lại tiến hành yêu cầu bảo hộ đối tượng đó tại một quốc gia khác là thành viên của điều ước quốc tế đó. Và đơn nộp sau này được coi như là đã được nộp cùng ngày với đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên. Việc nộp đơn như trên là bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức tránh bị “ăn cắp ý tưởng” khi tiến hành nộp đơn không cùng lúc tại các quốc gia khác nhau.

Theo đó, để được hưởng quyền ưu tiên, đơn đăng ký bảo hộ cần đáp ứng một số điều kiện sau:

- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.

- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác.

- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.

- Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên 

Thời hạn ưu tiên: Sau khi đáp ứng đủ điều kiện thì đơn đăng ký đó sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong một thời hạn nhất định. Theo công ước Paris và quy định pháp Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2005 thì thời hạn được hưởng quyền ưu tiên là:

+ 12 tháng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

+  6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp;

+ 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng.

Thời hạn trên bắt đầu từ ngày nộp đơn đầu tiên (ngày nộp đơn đầu tiên không tính thời hạn). Trong đó, đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Có thể một lấy một ví dụ như sau: Công ty A nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu X tại Việt Nam vào ngày 01/04/2019. Ngày 04/04/2019, công ty B cũng tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giống hệt X tại Pháp. Sau đó, Công ty A tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu X tại Pháp vào ngày 08/04/2019 và xin hưởng quyền ưu tiên. Trong trường hợp này, đơn đăng ký bảo hộ nộp sau của Công ty A đã được xem là nộp vào ngày 01/04/2019 tại Pháp. Do đó, đơn đăng ký bảo hộ của công ty B sẽ không được chấp nhận và bảo hộ. Ví dụ khằng định lại nguyên tắc, trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của chủ đơn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

 

  •  8690
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…