DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu như thế nào về “phạm tội lần đầu” để được giảm nhẹ TNHS?

Phạm tội lần đầu

Phạm tội lần đầu - Ảnh minh họa

Phạm tội lần đầu là một trong những tình tiết để xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên việc áp dụng quy định này vẫn tồn tại vướng mắc.

Pháp luật quy định như thế nào về “phạm tội lần đầu”

Trước hết, tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

…”

Ta thấy ở đây yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” phải đi đôi với nhau, trong đó, tại Điều 4 Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp “trường hợp ít nghiêm trọng” là:

- Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

- Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

Mâu thuẫn khái niệm?

Tuy nhiên, việc giải thích “Như thế nào là phạm tội lần đầu?” vẫn còn đang được tranh luận, bởi lẽ, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có quy định những trường hợp được xem là phạm tội lần đầu:

- Trước đó chưa phạm tội lần nào;

- Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

-  Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

- Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.

Trong khi đó, Văn bản 01 lại cho rằng:

“…Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.”

Về khái niệm “không có án tích”, Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 tại các Khoản 2, 3, 4 quy định nếu một người đã chấp hành xong bản án, đã trải qua giai đoạn thử thách để xóa án tích mà không phạm thêm tội mới thì trong lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.

Có thể thấy dù Nghị quyết 01 hướng dẫn xác định tình tiết "phạm tội lần đầu" để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhưng cùng một khái niệm trong tố tụng lại được hiểu theo hai hướng khác nhau liệu có hợp lý?

Quan điểm của người viết

Theo quy tắc ưu tiên áp dụng văn bản, Nghị quyết của HĐTP có hiệu lực cao hơn Công văn của TAND Tối cao, hơn nữa Nghị quyết 01 được ban hành sau, nên việc ưu tiên áp dụng Nghị quyết 01 là hoàn toàn có căn cứ. 

Xin mời bạn đọc đóng góp ý kiến.

  •  3703
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…