DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu như thế nào là “Cách ly toàn xã hội”?

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ Thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19, trong đó nêu rõ: Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc.

Hiểu như thế nào là

Theo đó, việc cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau: 

- Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh,

- Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng khác

"Cách ly toàn xã hội" là biện pháp góp phần giảm thiểu sự tiếp xúc, giao tiếp không cần thiết để tránh tạo nguồn lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Làm rõ thêm những quy định tại Chỉ thị 16, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: “Tinh thần của Chỉ thị 16 là  yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.

Bộ trưởng cũng khẳng định:

- Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là phong toả đất nước như một số quốc gia đã và đang làm.

- “Không có chuyện phong toả”, Bộ trưởng nhấn mạnh, đồng thời nói thêm: “Chỉ thị nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp mạnh để hạn chế tiếp xúc đông người, ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh, nhưng chưa phải là lệnh cấm người dân ra đường”.

- “Các cửa hàng bán đồ thiết yếu vẫn hoạt động. Các nhà máy vẫn sản xuất nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động. Xe cá nhân vẫn đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận nhưng phải thật cần thiết, nếu không, người dân không nên rời khỏi nhà, nơi đang cư trú. Những nhu cầu đi lại này Chỉ thị không cấm, nhưng nên hết sức hạn chế”, ông Dũng nói thêm.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu:

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết...

- Toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình...

- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết,...

  •  4919
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…