DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiện trạng về đuối nước đối với trẻ em

Theo thống kê thì hằng năm số người trẻ em đuối nước tại Việt Nam là khoảng 2000, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển và hơn 5 lần so với các nước ASEAN. Đây được xem là một con số đáng báo động, trong khi đó nhận thức xã hội và người dân về phòng chống đuối nước còn hạn chế.
 
Trong số trẻ em đuối nước thông kê trên thì không ít trường hợp là do các em tự ý đi bơi ở các sông, hồ, và không ít trường hợp đuối nước do cứu những người bị nạn. Do đó, mọi người nên nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của tiềm ẩn khi tắm tại các sông, hồ.
 
Qua thống kê trên thì thiết nghĩ những người làm cha làm mẹ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc bảo vệ, giám sát trẻ nhỏ. Đồng thời các cơ quan chức năng và báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, cần giám sát và quản lý con em mình. Phối hợp với các tổ chức xã hội, trường học để tổ chức các hoạt động sinh hoạt bổ ích cho trẻ cũng như giám sát trẻ để giảm nguy cơ dẫn đến đuối nước.
 
Vấn đề đặt ra, nếu không cứu người khi đang bị đuối nước sẽ bị xử lý thế nào?
 
Theo Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
 
Theo quy định trên thì không cứu người khi có đủ điều kiện, do đó nếu không biết bơi thì đừng nên lao xuống sông, hồ để cứu người mà hãy tìm kiếm một phương tiện nào khác có thể cứu được, tránh thêm sự đau thương.
  •  646
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…