DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiến pháp sửa đổi: Khuyến khích dân “sờ vào chỗ nhạy cảm”

Trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp 1992 thể hiện tính dân chủ trong tư tưởng lãnh đạo của Đảng. Với khoảng 26.091.000 lượt ý kiến là một con số không hề nhỏ đối với một Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ 11 chương, 124 điều.

Nhân dân cần được nói "ý nguyện thực" của mình

Chưa biết con số thống kê cụ thể việc góp ý của từng điều như thế nào, song có thể dự đoán việc đại bộ phận người dân an phận ít đụng đến những “điểm nhạy cảm” của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp năm 1992 khẳng định “quyền tự do ngôn luậntheo quy định của pháp luật, điều đó được thể hiện bằng nhiều cách trong các văn bản quy phạm pháp luật sau này, có cả chế tài hình sự. Có nghĩa người dân trước khi “phát ngôn” phải xem “pháp luật” quy định cho cái miệng được nói gì! Không phải nghĩ cái gì thì nói cái ấy, vạ miệng lại vạ cái thân, không đáng!

 Bởi vậy, không ít người dù muốn nhưng không nói, hoặc không dám nói, hoặc nói cũng không để làm gì; nhất là nói trúng cái “điểm nhạy cảm”.

Khi dân tình xôn xao về việc có ý kiến đòi sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp, các phương tiện thông tin truyền thông chính thống rầm rộ tuyên truyền nhằm “định hướng góp ý”; tất cả các tin đã đưa đều thể hiện tinh thần bảo vệ, đồng thời phủ nhận tư tưởng trái chiều. Trong khi các truyền thông không chính thống và thực tế đời thường lắm người thể hiện ngược lại.

 “Định hướng ý dân” đang ngày càng trở nên “khiên cưỡng”. Thiết nghĩ hướng đến sự bền vững nên để “trưng cầu ý dân” quay về bản chất thực của nó. Hãy để dân tự do nói lên “ý nguyện” của mình mà không phải chịu bất kỳ sự định hướng, ràng buộc, răn đe nào. Đảng có công với nước, với dân; lịch sử ghi danh, nhân dân tạc lòng; nhưng trong điều hành đất nước, Đảng cũng nên có sự thay đổi cho hợp xu thế thời đại, hợp lòng dân. Hãy để dân “sờ vào chỗ nhạy cảm của mình”, có như thế Đảng mới “cảm nhận được giao cảm giữa Đảng và dân hiện tại ra sao”; đừng vì “công lao ngày xưa” mà đi ngược ý nguyện của nhân dân ngày nay.

  •  4810
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…