DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HIẾN PHÁP 2013, PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ Ý KIẾN

HIẾN PHÁP 2013, PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ Ý KIẾN

     Người dân yêu nước mãi mãi nói lời biết ơn người đầu tiên đưa ra ý tưởng LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM tạo tiền đề để Nhân Dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, đáp ứng Điều 6 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

     Lấy phiếu tín nhiệm thực chất là đánh giá trực tiếp một con người cụ thể về Năng lực (Tài), phẩm chất (Đức) do vậy việc đánh giá nên quy định là Tín nhiệm (đạt) hay Tín nhiệm thấp (không đạt). Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ Nhân Dân, Nhà nước ta nên xây dựng tiêu chí phấn đấu. Ví dụ: Trường hợp lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm nhỏ hơn 50% thì người đó phải làm đơn xin từ chức. Tín nhiệm bằng 50% đến 64% là trường hợp được duy trì hoạt động nhưng bị nhắc nhở để tự xem lại mình. Tín nhiệm từ 65% đến 89% là Tín nhiệm đạt, còn tín nhiệm đạt từ 90% trở lên là tín nhiệm cao, tùy theo mức độ để tuyên dương khen thưởng. Việc đề cử, ứng cử và sắp xếp phân công nhiệm vụ của nhiệm kỳ sau nên căn cứ vào các kỳ lấy phiếu tín nhiệm trước đó. Cán bộ cấp Nhà nước phải là người thực sự đức trọng tài cao, ít nhất cũng phải đạt điểm khá. Không thể là người có số điểm giao động trên dưới mức trung bình (theo cách đánh giá xếp loại học sinh). Cử tri đề xuất chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp, bởi tín nhiệm cao đã thể hiện theo số phần trăm phiếu đạt mà chúng ta đã xếp loại như trên.

     Giả sử một chức danh nào đó, người bỏ phiếu khẳng định tín nhiệm đạt 45% thì người bỏ phiếu phải cho biết luôn tín nhiệm thấp là do năng lực hay do phẩm chất. Để làm được việc này trong lá phiếu nên thiết kế hai ô (tích dấu), Đại cử tri phải tích dấu vào ít nhất một ô. Nếu người bị đánh giá tín nhiệm thấp do năng lực thì áp dụng quy định để thi hành. Nếu người bị đánh giá tín nhiệm thấp do phẩm chất thì ngoài việc phải thực hiện theo quy định, Nhà nước có thêm thông tin điều tra ngăn chặn nạn tham nhũng hoặc dấu hiệu tiêu cực khác.

     Biết rằng trên Thế giới, Việt Nam là nước đi đầu trong việc Lấy phiếu tín nhiệm thẩm định chất lượng cán bộ cấp cao bằng những lá phiếu kín là chúng ta đang khẳng định với Thế Giới rằng Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân Dân làm chủ, quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân Dân theo như Hiến pháp đã quy định.

     Theo dõi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm qua màn ảnh nhỏ, Nhân Dân cảm thấy rất phấn khởi bởi một cuộc sàng lọc cán bộ chất lượng cao đã bắt đầu. Song để những lá phiếu tín nhiệm thực sự là nguyện vọng của số đông cử tri hay nguyện vọng của riêng đại biểu đó thì chỉ có đại biểu đó mới biết ?. Lá phiếu tín nhiệm thông qua đại biểu Quốc hội cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi quan hệ nhóm, quan hệ riêng tư. Nếu chỉ cần một lá phiếu của đại biểu chịu ảnh hưởng quan hệ nhóm, quan hệ riêng sẽ dẫn đến hàng nghìn cử tri thất vọng.

     Để khắc phục những khả năng chịu ảnh hưởng không mong muốn sảy ra chúng ta có thể áp dụng: Nhân Dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp quy định tại Điều 6 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Nếu áp dụng quy định này sẽ giảm được áp lực lớn lên Đại biểu Quốc Hội và khi đó 499 Đại biểu Quốc Hội sẽ là nhân lực điều hành tại các khu vực Lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Bằng cách này thì độ tin cậy phiếu tín nhiệm sẽ rất cao mà chi phí cũng sẽ rất lớn. Muốn lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức dân chủ trực tiếp, hiệu quả cao đồng thời giảm tối đa chi phí. Nhà nước nên tuyên truyền vận động khơi dậy tinh thần yêu nước trong Nhân Dân, chúng ta có thể thí điểm:

- Vận động tình nguyện viên làm việc, tại nơi lấy phiếu tín nhiệm, dưới sự điều hành trực tiếp của Đại biểu Quốc hội (trong số 499 đại biểu Quốc hội). Muốn trở thành tình nguyện viên phải nộp đơn theo mẫu và có ý kiến của UBND xã /phường /thị trấn. Tình nguyện viên tự gửi đến Quốc Hội để được lựa chọn. Tình nguyện viên tự túc toàn bộ chi phí. Khi tình nguyện viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được tặng bằng khen. Mỗi hộ gia đình là một phiếu tín nhiệm. Thùng phiếu do Quốc Hội niêm phong, trước khi bỏ phiếu vào thùng có in vân tay. Địa điểm lấy phiếu là Trụ sở Hội đồng Nhân dân cấp Quận, Huyện. Nên bố trí lấy phiếu theo cụm (xã, phường).

     Nên duy trì lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chủ tịch Quốc Hội và các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời giao cho Quốc hội là cơ quan cuối cùng có thẩm quyền chất vấn, làm rõ các vụ việc mà người có thẩm quyền không giải quyết hoặc giải quyết có dấu hiệu vi phạm Luật. Ví dụ: Đơn khiếu nại tố cáo gửi UBND huyện. Nếu sau 45 ngày người có thẩm quyền thuộc UBND huyện không giải giải quyết thì Chủ đơn gửi kiến nghị đến Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân (CTHĐND) huyện. CTHĐND huyện có trách nhiệm chỉ đạo UBND huyện giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày theo chỉ đạo của CTHĐND huyện mà UBND huyện vẫn không giải quyết thì Chủ đơn gửi đơn đến UBND tỉnh. Nếu sau 45 ngày người có thẩm quyền thuộc UBND tỉnh không giải quyết thì chủ đơn gửi đơn kiến nghị đến CTHĐND tỉnh để CTHĐND tỉnh chỉ đạo giải quyết. Nếu sau thời hạn 15 ngày theo chỉ đạo của CTHĐND tỉnh mà UBND tỉnh vẫn không giải quyết thì Chủ đơn gửi đơn gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng phân công giải quyết. Nếu sau 60 ngày mà vẫn không nhận được kết quả từ Chính phủ thì Chủ đơn gửi đơn khiếu nại, tố cáo và chứng cứ tới Chủ tịch Quốc Hội kiến nghị để được giải quyết.

     Hiện nay năng lực, phẩm chất của các chức danh quan trọng tại các tỉnh /thành, quận /huyện và xã /phường /thị trấn cũng đang có nhiều điều cần phải bàn như Tham nhũng, lộng quyền tạo khoảng cách xa rời quần chúng Nhân Dân. Nếu Nhà nước cho lấy phiếu tín nhiệm tại các cấp Chính quyền nêu trên thì chắc chắn rằng Cán bộ Đảng viên phải tự mình tìm đến với nghị quyết Trung ương 4, tự mình noi theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh mà Nhà nước không cần phải vận động, không phải tổ chức triển khai cho tốn kém. Được vậy người dân chỉ còn việc thực hiện nghĩa vụ Công dân theo quy định và làm giầu cho gia đình, xây dựng quê hương, Đất nước. Cử tri rất mong Quốc Hội xem xét vấn đề này./.

                                                                                    Lê Minh Vũ – Thanh Hóa

  •  6337
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…