DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hết hạn giải quyết thừa kế thì có được hưởng thừa kế không?

Tham khảo:

>>> “BÍ KÍP” chia di sản thừa kế đúng luật;

>>> Thắc mắc về thừa kế thì bơi vào đây

Thừa kế là việc mà những người thân, con cháu trong gia đình thuộc hạng thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự đáng được hưởng theo quy định. Tuy nhiên, nếu trường hợp người thừa kế đi làm ăn xa, đi học xa… khi trở về biết người thân của mình đã mất và thời hạn giải quyết thừa kế cũng đã hết. Vậy trong trường hợp này người thừa kế có được hưởng thừa kế hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

>>> Thời hiệu thừa kế theo quy định pháp luật.

Căn cứ tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế như sau:

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định trên cho thấy, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế tài sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động. Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì tài sản thừa kế sẽ thuộc về người quản lý di sản theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, về việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu giải quyết thừa kế quá hạn theo thời hạn nêu trên của đương sự được tòa án nhân dân tối cao ban hành công văn giải đáp ngày 05/01/2018 về một số vấn đề nghiệp vụ trong đó có giải đáp thắc mắc về thừa kế như sau:

>>> Hết hạn giải quyết thừa kế thì có được hưởng thừa kế không?

Căn cứ Công văn giải đáp 01/GĐ-TANDTC, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

"căn cứ Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990

1.Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

2- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

...

4.Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này."

Do đó, nếu người thân chết trong thời gian trước ngày ban hành Pháp lệnh này và tới nay người hưởng thừa kế mới phát hiện để yêu cầu giải quyết chia di sản thừa kế thì thời hiệu giải quyết được tòa án xác định thời gian bắt đầu từ ngày pháp lệnh có hiệu lực (tức ngày 10/9/1990), nếu còn thời hạn trong 30 năm đối với bất động sản thì tòa án vẫn tiếp tục thụ lý giải quyết, còn hết hạn thì di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của người quản lý di sản do tòa án quyết định trước đó. 

Như vậy, từ các căn cứ nêu trên cho thấy nếu hết thời hiệu khởi kiện thì tòa án sẽ áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự cho người quản lý di sản, cụ thể: Sau khi hết thời hiệu tài sản thừa kế sẽ thuộc về người quản lý di sản theo quy định, nếu vẫn còn thời hiệu tòa án vẫn sẽ thụ giải quyết theo quy định.

Bạn tham khảo >>> Hướng dẫn thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất;

  •  2540
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…