DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hệ thống bộ máy nhà nước qua từng thời kỳ

>>> Lịch sử hình thành hệ thống pháp luật Việt Nam

Tùy từng thời kỳ lịch sử của đất nước mà hệ thống bộ máy nhà nước được thiết lập cho phù hợp với hoàn cảnh. Trải qua 05 lần thay đổi Hiến pháp, hệ thống bộ máy có những thay đổi đáng kể. Mời các bạn cùng Dân Luật điểm qua sự thay đổi này thông qua các bản Hiến pháp sau:

HIẾN PHÁP 1946

- Có hiệu lực: 24/11/1946

- Hết hiệu lực: 01/01/1960

Nghị viện nhân dân

1. Là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Chính phủ

1. Là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Cơ quan tư pháp

1. Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có:

Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính

1. Phương diện hành chính gồm 03 bộ: Bắc, Trung, Nam.

Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

HIẾN PHÁP 1959

- Có hiệu lực: 01/01/1960

- Hết hiệu lực: 19/12/1980

Quốc hội

1. Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Chủ tịch nước

1. Là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại.

Hội đồng Chính phủ

1. Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tòa án nhân dân

1. Là cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.

HIẾN PHÁP 1980

- Có hiệu lực: 19/12/1980

- Hết hiệu lực: 18/04/1992

Quốc hội

1. Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Hội đồng nhà nước

1. Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội đồng bộ trưởng

1. Là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Tòa án nhân dân

1. Là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

….

Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.

Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

HIẾN PHÁP 1992

- Có hiệu lực: 19/12/1980

- Hết hiệu lực: 01/01/2014

Quốc hội

1. Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Chủ tịch nước

1. Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chính phủ

1. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân

1. Là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân

1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

….

HIẾN PHÁP 2013

- Có hiệu lực: 01/01/2014

- Hết hiệu lực: Chưa xác định

Quốc hội

1. Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước

1. Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chính phủ

1. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

….

Tòa án nhân dân

1. Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân

1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Chính quyền địa phương

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

..

Để xem chi tiết, tải file đính kèm tại đây.

  •  56459
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…