DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hệ quả khi không trả góp đúng thời hạn

Hậu quả khi trả góp không đúng hạn

Trả góp - Hình minh họa

Hình thức mua hàng trả góp được rất được phổ biến hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình thức mua hàng trả góp hàng ngày như mua điện thoại máy giặt, tủ lạnh, xe máy,…. Nếu đang có ý định mua hàng trả góp thì trước khi ký hợp vào hợp đồng mua bán trả góp bạn cần cân nhắc một số lưu ý sau đây để tránh được những mất mát không đáng có.

1. Trả góp là gì?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định hình thức cho vay trả góp:

Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.

Như vậy, bạn có thể hiểu của việc mua trả góp không phải giữa bạn với cửa hàng bán sản phẩm mà là giữa bạn với công ty tài chính. Và bản chất của hợp đồng là một loại hợp đồng vay tài sản.

2. Trả tiền gốc và lãi suất chậm trả nếu trả tiền không đúng hạn

Căn cứ hợp đồng trả góp, mà cá nhân mua trả góp cần trả tiền gốc và lãi theo quy định trong hợp đồng. Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng.

Theo điều 357 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ trả tiền:

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Theo quy định của điều luật trên bạn cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định trong hợp đồng. Nếu bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền quy định trong hợp đồng trả góp bạn có trách nhiệm trả lãi suất phát sinh tiền chậm trả.

Mức lãi suất chậm trả theo quy định Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 được quy định như sau:

- Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác;

- Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn.

3. Sẽ bị truy cứu hình sự nếu có dấu hiệu gian dối

Nếu hành vi mua hàng trả góp mà có dấu hiệu gian dối để chiếm đoạt sản phẩm trả góp. Hành vi gian dối ở đây là trốn tránh thực hiện việc trả nợ, không trả nợ,… trong khi cá nhân có khả năng trả nợ. Mà giá trị của phần gian dối trên mức 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc thỏa mãn một số dấu hiệu khác của tội lừa đảo chiệm đoạt tài sản quy định tài Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015.

4. Lưu ý đối với khách hàng sử dụng dịch vụ vay trả góp

- Hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay, như: mức lãi, thời gian trả, kỳ hạn trả, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm...

- Sau khi ký hợp đồng, yêu cầu cung cấp bản sao hoặc sao chụp bản hợp đồng đã ký để lưu giữ.

- Khi phát sinh tranh chấp, nên ưu tiên sử dụng các hình thức liên hệ có lưu vết, ví dụ: gửi email, gửi thư qua bưu điện. Những tài liệu này sẽ là căn cứ chứng minh và bảo vệ bạn khi giải quyết tranh chấp tại tòa án. 

  •  2541
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…