DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hệ quả của chơi pháo

Tết mậu tuất 2018 vừa trôi qua trong sự tiếc nuối của nhiều người, khi những cuộc sum họp gia đình chưa được kéo dài, những kì nghỉ vẫn chưa được đủ đầy, thì mọi người lại phải khăn gói tiếp tục rời xa gia đình với những dự định, kế hoặch ấp ủ cho năm mới.

Bên cạnh hòa chung không khói tết thì một phần các bạn trẻ hiện nay có vẻ thích thú với việc chơi pháo, có lẽ năm nay là năm mà tôi thấy tình trạng chơi pháo cũng như hậu quả do chơi pháo đem lại tương đối tăng. Giá thị trường của những quả pháo này chỉ dao động từ 2.000 - 4.000 đồng/1 viên pháo. Thế các bạn trẻ này mua pháo ở đâu? Liệu các bạn có biết được tác hại cũng như pháp luật cấm tàng trữ, vận chuyển và sử dụng những viên pháo đó không? Đừng nghĩ những viên pháo này nhỏ, tính xác thương không cao thì không phải phạm tội gì, như vậy là sai lầm, độ xác thương vẫn có, nguy hiểm vẫn luôn rình rập.

Theo điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa…

3. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo”.

Như vậy, sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm. Việc các bạn “đốt pháo chơi” trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi...).

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép.

Như vậy, hành vi đốt pháo dịp tết sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định trên, hành vi sử dụng pháo còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm”.

 

  •  17001
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…