DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hãy thôi bao bọc người nghèo!

Nếu có ai đó nói rằng: “Bạn đó giỏi ghê, nhà nghèo mà đạt thủ khoa Đại học” hoặc “Anh đó giỏi ghê, đi lên từ hai bàn tay trắng”….hay đại loại là những lời khen ngợi như vậy.

Với mình, mình không ủng hộ quan điểm này, trong dân gian chúng ta có câu nói rất hay: “Cái khó mới ló cái khôn”, với người nghèo khó cũng vậy, chính hoàn cảnh khó khăn, theo bản năng của con người muốn tồn tại cần phải đấu tranh để sinh tồn và chính hoàn cảnh này buộc lòng những con người sống trong môi trường đó phải tìm mọi cách cố gắng vươn lên, vượt qua nghịch cảnh.

Với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo đó, mỗi con người đều có những lựa chọn quyết định riêng cho mình, có thể đi làm thuê tích cóp tiền đi học, hoặc theo con đường tội lỗi….Mỗi người đều có sự lựa chọn khác nhau, ngay cả những người đi theo con đường phạm tội, cũng phải công nhận rằng họ giỏi, vì họ dám làm những điều mà người khác không dám làm.

Nói chung, ở trong hoàn cảnh nghèo khó, ai cũng phải GIỎI, đó là BẢN NĂNG của con người, quan trọng là giỏi ở phương diện nào.

Quay lại với chủ đề chính, hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo.

Ví dụ như:

- Hỗ trợ cho người nghèo xây dựng nhà ở tối đa 06 triệu đồng/hộ, đối với vùng khó khăn thì mức hỗ trợ này là 07 triệu đồng theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg.

Đồng thời, cho vay tối đa 8 triệu đồng/hộ với mức lãi suất 3%/năm trong hạn 10 năm.

- Hỗ trợ đóng BHYT cho người nghèo theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

- Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Sinh viên nghèo được hỗ trợ học phí.

- Hỗ trợ tiền điện cho người nghèo theo Quyết định 60/2014/QĐ-TTg.

- Người thuộc hộ nghèo không có chồng/vợ hoặc có nhưng vợ/chồng chết, mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi đến 22 tuổi đang học…được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP….

Phải nói rằng, người nghèo hiện nay, được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều, từ cái ăn, uống, học hành, làm việc, thực thi pháp luật, xây nhà, …..tất tần tật mọi thứ trong cuộc sống đều được hỗ trợ và không có chuyện người nghèo hiện nay không có thức ăn, nước uống dẫn đến chết như vài chục năm trước.

Chính sách này của Nhà nước mang lại cho người nghèo, hộ nghèo với lối suy nghĩ rằng họ vốn dĩ không được Trời ban cho sự may mắn giàu có, đủ đầy như người khác, chính sách này sẽ giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, có cuộc sống no ấm, xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội hiện nay.

Nhưng liệu chính các chính sách hỗ trợ, tư duy bao bọc cho người nghèo một cách quá mức hiện nay có đang tạo cho họ thói quen ỷ lại, làm cho họ mất đi khả năng vươn lên theo bản năng của con người?

Mới đây thôi, mình đọc một bài báo về việc nhiều phụ huynh hiện nay vẫn thích gắn mình với cái mác nghèo. Bởi lẽ, hễ nghèo là được miễn, giảm đóng các khoản này nọ, không những vậy còn được hỗ trợ rất nhiều trong sinh hoạt, học tập, xây dựng nhà ở….

Đất nước ta vài chục năm trước đây hơn các nước Nhật, Hàn rất nhiều, nhưng mấy mươi năm sau nhìn lại thì thua xa các nước này. Thua xa các nước khác bởi trong xã hội còn tồn tại những con người ỷ lại, không có ý chí cầu tiến, vươn lên để thoát khỏi cảnh nghèo khó, khốn cùng sinh ra từ chính bàn tay bao bọc, nâng đỡ của Nhà nước.

Hi vọng trong thời gian tới, Nhà nước ta cắt giảm lại các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, “trao cho họ cần câu thay vì trao cho họ con cá”, hỗ trợ họ trong việc lao động, học tập, tăng gia sản xuất…để họ tự thân vận động phát triển cuộc sống của mình, thay vì bao bọc họ quá mức đến lúc không còn khả năng hỗ trợ nữa thì nước ta nghèo vẫn hoàn nghèo.

  •  12101
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…