mọi người cho e hỏi hành vi pháp lí đơn phương khác hành vi thông thường ở điểm gì ạ
những hành vi như thế nào được gọi là hành vi pháp lí đơn phương ?
Hlh.hlu <3
Bạn Hải Dương Hưng Yên chịu khó nối 2 vế câu trả lời của nguyenvantongnvt sẽ thấy câu trả lời.
Chào bạn !
Hành vi pháp lí đơn phương là loại giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền - nghĩa vu dân sự.
Ví dụ: một người chết có để lại di chúc thừa kế định đoạt tài sản cho những người thừa kế
Thân chào.
vậy có hành vi pháp lí đơn phương nào không phải là giao dịch dân sự không bạn? nếu có bạn có thể lấy ví dụ cụ thể cho tớ được không?
cảm ơn bạn nhiều!
Có rất nhiều, dựa vào khài niệm hành vi pháp lí đơn phương bạn có thể thấy có những hành vi k là hành vi pháp lí đơn phường. Ví dụ: bạn từ bỏ quyền sở hữu, bạn vứt bỏ 1 chiêc điện thoại chẳng hạn - hành v này k làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền - nghĩa vụ của 1 chủ thể khác.
Thân chào !
nếu như vậy thì nó cũng làm chấm dứt quyền sở hữu của người đó với vật đó rồi đó thôi bạn Nguyendoan.hlu
di chúc và tặng cho thể hiện ý chí của một người là hành vi pháp lý đơn phương đó bạn ạ
tặng cho không phải là hành vi pháp lý đơn phương đâu bạn! bạn hãy xem lại nha! vì chúng ta đã có hợp đồng tặng cho mà. bạn hãy xem lại điều 465 BLDS nha! di chúc đúng là hàn vi pháp lý đơn phương. còn tặng cho thì không phải đâu.
1) có bạn nào trả lời dùm mình la, khi thực hiện công việc không có ủy quyền thì có phải là nghĩa vụ phát sinh hành vi pháp lý đơn phương hay không? cho mình ví dụ..
2) bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được lợi về tái sản mà không có căn cứ pháp luạt có được xem là hành vi pháp lý đơn phương hay không??
1, sai, ví dụ như trường hợp tặng cho ở trên ấy, đâu phải công việc ủy quyền
2. sai, theo điều 605 Luật dân sự
Có ai giúp e câu hỏi này ko ạ:
Đối với hành vi ủy quyền cho người đại diện là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương
Em cảm ơn ạ
Mình có một tình huống này nhờ các bạn tư vấn giúp !
Hai vợ chồng trẻ đang cãi nhau do không kiềm chế, người chồng đã ném chiếc điện thoại đang cầm trên tay ra đường và một người chạy xe ôm nhặt được. Vậy việc ném chiếc điện thoại của người chồng có được xem là hành vi pháp lý đơn phương hay không?
Chào bạn.
"chiếc điện thoại đang cầm trên tay" nếu của người chồng thì đó là hành vi phap lý đơn phương: tự chấm dứt quyền sở hữu.
"chiếc điện thoại đang cầm trên tay" của người vợ thì đó là hành vi trái pháp luật: hủy hoại tài sản của người khác.
A bị tâm thần, làm sao mà phạt tù được ?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan.
Trong trường hợp này gia đình A có quyền yêu cầu hủy hợp đồng vì A không đủ năng lực hành vi dân sự nên hợp đồng này vô hiệu