DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hành vi kỳ thị người Đà Nẵng vì COVID-19 có bị xử lý?

Những ngày cuối tháng 7/2020, dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát tại Đà Nẵng khiến địa phương này trở thành tâm dịch của cả nước. Trong khi chính quyền và người dân đang cùng chung sức đẩy lui đại dịch, lại xuất hiện không ít trường hợp được cho là đang kỳ thị người Đà Nẵng vì COVID-19. Vậy những hành vi này có bị xử lý?

Hành vi kỳ thị người Đà Nẵng đăng tải trên mạng

Hành vi kỳ thị người Đà Nẵng vì COVID-19 có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;...".

Nếu hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.

Hành vi đăng tải thông tin kỳ thị lên mạng xã hội

Hành vi đăng tải những thông tin được cho là kỳ thị người Đà Nẵng có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng. Cụ thể:

“Điều 5. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;…”

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;…”

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

"Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;..."

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài ra, nếu hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015).

Hành vi kỳ thị, phân biệt trong tuyển dụng

Bên cạnh đó, hành vi kỳ thị, phân biệt người đến từ tỉnh này, tỉnh kia trong tuyển dụng có thể vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012.

Cụ thể, nghiêm cấm hành vi “phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.”

Bài viết mang tính chất tham khảo!

  •  2537
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…