DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HÀNG HOÁ GIẢ MẠO HAY HÀNG HÓA XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU ?

 

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hai thanh niên đang vận chuyển 240 micro mang nhãn hiệu Yamaha vào ngày 1.11.2006. Lần theo hai người này phát hiện thêm 1.640 micro khác cũng mang nhãn hiệu Yamaha tại cửa hàng HT.

Đại diện cửa hàng HT cho biết đã mua hơn 1.880 micro trên tại chợ Nhật Tảo. Hóa đơn ghi rõ của chi nhánh Công ty HT xuất bán 2.000 micro với giá 15.200 đồng /cái.

Đại diện SHCN của Công ty Yamaha (chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha) xác nhận toàn bộ số hàng trên mang dấu hiệu trùng hoàn toàn với nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam. Số micro này không phải do Yamaha đưa ra thị trường, vì công ty này đã ngừng sản xuất mặt hàng micro từ 15 năm nay. Xem xét nhận thấy là 1.880 sản phẩm này đều được làm khá tinh vi, nhãn hiệu và logo Yamaha được in trực tiếp lên sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn.

 
 
Lời bình
 
1. Luật SHTT xác định, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ sử dụng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý).
 
Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng hai điều kiện: 1 – Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ và 2 – Mặt hàng gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng loại để so sánh.
 
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện và tạm giữ số micro nói trên, Công ty Yamaha đã ngừng sản xuất loại sản phẩm này từ cách đây 15 năm nên trên thị trường Việt Nam không có sản phẩm thật, cùng loại mang nhãn hiệu Yamaha. Trong trường hợp này, điều kiện thứ 2 đã không được đáp ứng, nên không thể kết luận số micro nói trên là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu của Công ty Yamaha. Vì vậy, không thể xử lý Công ty HT, cửa hàng HT vì có hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.
 
2. Công ty Yamaha là chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha đăng ký bảo hộ cho nhóm hàng hoá trong đó có micro và sự bảo hộ này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực cho dù Yamaha đã không còn sản xuất sản phẩm cụ thể là micro mang nhãn hiệu này. Vì vậy, chỉ có thể kết luận các micro mang nhãn hiệu Yamaha bị phát hiện là hàng hoá xâm phạm quyền. Công ty HT, cửa hàng HT và hai cá nhân này có hành vi vận chuyển, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Yamaha.
 
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện hành vi nói trên (ngày 1.11.2006), Luật SHTT, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN chỉ bị xử phạt hành chính khi tổ chức, cá nhân có hành vi đó không chấm dứt trong thời hạn hợp lý, mặc dù chủ sở hữu quyền đã cảnh báo, yêu cầu (khoản 2 Điều 211 Luật SHTT). Trong trường hợp này, đại diện SHTT của Công ty Yamaha chưa có hành động cảnh báo, đưa ra thời hạn hợp lý để các cơ sở đó chấm dứt hành vi buôn bán. Vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định để có thể xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vận chuyển, buôn bán số micro này.
 
 
 
 
 
  •  13759
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…