DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hạn chế số lần đi vệ sinh của nhân viên “không có gì là sai”?

Thực trạng hiện nay nhiều nhân viên lợi dụng thời gian làm việc, lấy cớ đi vệ sinh để hút thuốc, trốn việc…làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của công ty. Chỉ vì một vài con sâu mà làm rầu nồi canh. Không ít công ty đã đề xuất ra quy định “hạn chế số lần đi vệ sinh của nhân viên. Nếu vượt quá số lần này sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo, phạt tiền”

Nhiều công nhân bức xúc, nhất là các chị em phụ nữ kể rằng, ngày nào đi làm về cũng vơ lấy chai nước uống lấy uống để rồi chạy vào nhà vệ sinh. Ban đầu tưởng là bệnh gì, hỏi ra mới biết quy định công ty “hạn chế số lần đi vệ sinh”, chỉ còn cách nhịn uống nước.

Sự việc này không chỉ mới có, nhiều công ty đã tồn tại quy định này qua nhiều năm. Khi người lao động phản ánh bức xức đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thì họ lại khẳng định “Quyết định quản lý của công ty không có gì là sai?!”. Liệu cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động như Phòng Lao động có thực sự bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa? Cơ chế quản lý của công ty liệu có vi hiến?

Thứ nhất, việc đi vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, việc hạn chế như vậy liệu có vi phạm quyền con người được quy định tại Hiến pháp 2013?

Thứ hai, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định về các chế độ dành cho các lao động nữ: (hầu hết các công nhận tại các xí nghiệp hiện nay đều là nữ)

 Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

….

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

Nhiều người lao động nói trong tâm trạng bức xúc: “Chúng tôi chưa bao giờ dám mơ Cty sẽ bố trí cho lao động nữ có phòng tắm và buồng vệ sinh phù hợp ngay tại chỗ làm, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên khi bị hành kinh, chưa bao giờ mơ sẽ được ưu tiên đi vệ sinh khi mang bầu bởi biết nó còn xa vời lắm. Chúng tôi chỉ cần được đi vệ sinh khi thực sự có nhu cầu mà không bị dò xét, không bắt lại ghi tên, chờ xin thẻ khi “tào tháo” đã rượt đến nơi… Được thực hiện cái nhu cầu thiết yếu, chính đáng của mình một cách bình thường nhất”

Thứ ba, Luật đã ra quy định, nếu không thực hiện thì tất yếu phải có chế tài để cưỡng chế, răn đe người sử dụng lao động, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với các trường hợp người sử dụng lao động vi phạm:

Phạt đến 1 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của người lao động khi ra các quyết định liên quan đến quyền lợi của người lao động, không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh…

Các nội dung đề cập trên đã chứng minh khẳng định của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội là không có cơ sở.

  •  13047
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…