DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hải chiến Trường Sa 2050

Mấy hôm nay tình hình biển Đông khá là căng thẳng, nào là tàu đổ bộ TQ đến các hòn đảo mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa, nào là tuyên bô sẽ đưa quân đồn trú trên biển Đông... các nước khác như Philippines, Indonesia thì đều đã có hành động quân sự cụ thể, Mỹ thì cũng rục rịch đưa tàu chiến xuất hiện. Nói chung là biển Đông bây giờ rất là nóng và nóng; và đó chắc cũng là cảm giác của mọi người khi đọc tin tức trên mạng về biển Đông. Bởi vậy mình post bài này với mục đích chém gió một tí cho mọi người giải tỏa, nếu ngôn ngữ bài viết có gì không phù hợp thì mod vs min thông cảm nhé.

p/s: hàng không chính chủ. Cũng chỉ là copy paste từ web khác thôi, nên nếu mọi người thấy tự dưng ngưng bất chợt thì đừng có hối, không phải tại mình đâu:

Hải chiến Trường Sa 2050.

Hải chiến Trường Sa 2050 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 2050 khi Hải quân Viêt Nam đưa quân thu hồi toàn bộ quần đảo Trường Sa từ tay Trung Quốc,Philipin,Đài Loan. Đây là một kế hoạch quân sự lớn mà quân và dân cả nước Việt Nam đã ấp ủ từ rất lâu nhằm giành lại sự toàn vẹn cho lãnh thổ Việt Nam trên biển.

Lực lượng Hải Quân Việt Nam tham chiến gồm Hạm đội Vịnh Bắc Bộ,Hạm đội Trường Sa. Trên cơ sở nắm bắt sát diễn biến thực tế, lường định xu thế phát triển của tình hình và quyết định thay đổi hướng tiến công chiến lược chủ yếu năm 2050 tại biển Đông của Thường vụ Quân ủy Trung ương, ngày 23-3-2050, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp thảo luận, nhất trí phê duyệt kế hoạch tiến công chiến lại toàn bộ quần đảo Trường Sa.


Căn cứ nhiệm vụ của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao, ngày 16-3-2050, tại quân cảng Cam Ranh Bộ Tư Lệnh hải quân quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch CQ_2050 (Chủ Quyền 2050) họp bàn triển khai kế hoạch tác chiến. Sau khi nghiên cứu phân tích thêm về nhiệm vụ chiến lược năm 2050 của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương trên chiến trường biển Đông. Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định phân chia chiến trường biển Đông thành 2 cánh tác chiến và sử dụng lực lượng chiến đấu trên từng cánh như sau:


Cánh Bắc, cánh chủ yếu của chiến dịch mục tiêu chính Hạm đội Hải Nam của TQ, sử dụng Hạm đội Trường Sa, 3 lữ đoàn tàu Ngầm (60 chiếc),1 tàu Sân Bay với 2 trung đoàn Không quân HQ (111 chiếc máy bay), 5 lữ đoàn tàu chiến(67 tàu hộ vệ tên lửa,20 khu trục hạm trang bị tên lửa chiến lược Hùng Vương, 10 tuần dương hạm trang bị tên lửa đường đạn Lạc Long Quân),10 lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến... Có nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ Hạm Đội Hải Nam Trung Quốc và Thành phố Tam Sa trên biển Đông.


Cánh Đông, sử dụng Hạm Đội Vịnh Bắc Bộ,lưc lượng gồm bốn trung đoàn tàu hộ vệ tên lửa, 1 lữ đoàn tàu ngầm,5 lữ đoàn Hải Quân đánh bộ,có sự yểm của Không Quân...tiêu diệt Hải Quân Philipin thu hồi các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.Yểm trợ cho Hạm đội Trường Sa khi có lệnh tăng cường.
 

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: Hướng bắc là trọng tâm, nếu để hải quân Trung Quốc trấn giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. Vì vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đánh tiêu diệt toàn bộ... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Bộ tư lệnh CQ_2050 triển khai kế hoạch,nhanh chóng bổ sung những thiếu sót về lực lượng và phương tiện thực hiện nhiệm vụ này.
 

Đầu tháng 3 năm 2050, Trung Quốc huy động lực lượng của toàn bộ hạm đội Hải Nam xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 50 đến 120 tàu chiến gồm: 1 tàu sân bay Thi Lang, 70 tàu hộ vệ tên lửa, 22 tàu hộ vệ pháo, 20 tàu đổ bộ, 7 tàu vận tải hỗ trợ LSM.
Trước tình hình đó, ngày 1 tháng 3, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng1,3, 4,Bộ tư lệnh CQ_2050, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh các tập đoàn vũ khí và đóng tàu VN nhanh chóng gấp rút hoàn thành bàn giao cho HQVN đúng tiến độ. Bộ tư lệnh Hải quân điều động Hạm đội Phú Quốc áp sát Vinh Thái Lan răn đe chiến lược Campuchia,Thái Lan...Đồng thời ra lệnh tàu thuyền và phương tiện nổi của dân sự đến phối hợp khi cần thiết.
 

Lúc 19h ngày 11 tháng 3 ,tàu của các hạm đội rời quân cảng Cam Ranh ra quần đảo Trường Sa để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-2050.
 

Sau 29 tiếng hành quân,hạm đội Trường Sa dàn thế trận áp sát Hạm đội Hải Nam,ngay từ phút đầu trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt.HQVN đặt mục tiêu chính vào tàu Sân Bay Thi Lang của TQ là một cách đánh vào tinh thần, vì chúng là niềm tự hào của lực lượng hải quân TQ.Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai sẽ hoàn tất những công việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ khí, chủ yếu là tên lửa Hùng Vương và tên lửa đường đạn Lạc Long Quân để tấn công các tàu chủ lực. Các phi công trên các tàu sân bay Việt Nam được lệnh phải chọn những mục tiêu có giá trị cao nhất có mặt tại Trường Sa để tấn công.


Ngày 13 tháng 3, Đúng 3 giờ 30 lệnh báo thức phát ra, tất cả chiến sỹ hải quân trên Hạm Đội Trường Sa chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Đó là lúc các hạm đội đã đến địa điểm quy định và thả neo ở vị trí này, cách đảo Song Tử Tây hơn 100 dặm về phía Bắc. Mặc dù đã được thông báo chính thức rằng hạm đội Hải Nam của TQ hiện đang tập trung ở đảo Phú Lâm, Tư lệnh hải quân Việt Nam vẫn quyết định kiểm tra lại một lần nữa. Lúc 5 giờ 30, ông ra lệnh cho 4 máy bay trinh sát bay đi quan sát: 2 chiếc đến Phú Lâm (TQ), 2 chiếc kia đến Tứ Thị (Philipin).


Dưới ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh, sóng biển vỗ mạnh, tàu nghiêng hơn 12 độ. Thông thường nếu tàu nghiêng hơn 5 độ, máy bay không được cất cánh. Nhưng hôm nay quy định này đã bị bỏ qua. Đúng 6 giờ,Tư lệnh hạm đội Trường Sa hạ lệnh kéo lên lá cờ đỏ sao vàng trên tàu sân bay hạm đội Trường Sa - để làm hiệu lệnh chiến đấu. Đó là lá cờ mà bác Hồ đã đã trao cho Quân Chủng hải quân Việt Nam hơn 100 năm qua,niềm tự hào của bao thế hệ hải quân Việt Nam. Trên đường băng của 2 tàu sân bay, các máy bay của đợt tiến công đầu tiên đã sẵn sàng cất cánh. Đợt tấn công thứ nhất gồm 55 máy bay được phóng lên Đúng 6 giờ 20, lệnh xuất kích được ban ra. Chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 55 máy bay chiến đấu, theo trình tự định sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ "VN" nối tiếp nhau ào ạt tiến về tàu sân bay Thi Lang hải quân TQ, mở màn cho chiến dịch lịch sử CQ-2050. (hết phần 1)

Nguồn voz

 

  •  28315
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…