DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hai cái chết và một ngụ ngôn

Nghệ sĩ Văn Hiệp và người mẹ "Chết để con được đi học"

Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời ngày 9/4/2013 sau những ngày cô độc và đau ốm. Khán giá truyền hình có thể không nhớ ra tức thì Văn Hiệp là ai, nhưng nếu nhắc đến vai diễn trưởng thôn thì họ sẽ gật gù à à…Vai trưởng thôn của ông đã trở nên thân thuộc với rất nhiều người và Văn Hiệp ngoài đời cũng là con người uy tín, được lòng mọi người như ông trưởng thôn trên truyền hình vậy.

Nghệ sĩ Văn Hiệp ra đi mà không hề được phong một danh hiệu nào, không Ưu Tú cũng không Nhân Dân, Nhưng ông là một nghệ sĩ thực sự ưu tú, một nghệ sĩ của nhân dân theo đúng nghĩa mà không cần bất kì một thứ trang sức nào khác.

Sau khi ông trưởng thôn qua đời, các cư dân trong làng văn nghệ đã “đề nghị” nhà nước truy tặng danh hiệu NSUT cho ông. Nhưng ngẫm lại thì sự cũng đã rồi, danh hiệu nếu có cũng chỉ là chút an ủi cho vợ con ông và giới nghệ sĩ.

Khác với nghệ sĩ Văn Hiệp, người mẹ trong câu chuyện “ Chết để con được đi học”  trên báo những tuần vừa qua là một người vô danh. Chị đã tự nguyện chết để “tiết kiệm cho chồng con”, bớt một gánh nặng kinh tế cho gia đình và để con có tiền đi học. Sẽ không ai biết đến chị nếu chị không chết và báo chí không lên tiếng

Trước cảnh nghèo, người phụ nữ này đã tìm đến chính quyền với hi vọng được cấp số nghèo. Nhưng do không “đủ tiêu chuẩn hộ nghèo” theo quy định mà hi vọng được nhận các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng tiêu tan.

 

Những dấu hỏi...

Hai con người qua đời với 2 số phận khác nhau, nhưng qua đó có thể thấy rất nhiều điểm chung đáng để suy ngẫm.

Tại sao nghệ sĩ Văn Hiệp không được xét tặng danh hiệu khi còn sống, mà phải đến lúc chết giới nghệ sĩ mới lên tiếng?

Điều này nói lên rằng, đối tượng bị điều chỉnh bởi chính sách không có tác động ngược lại với chính sách.Cơ chế xin cho danh hiệu và tư duy thụ động với các chính sách đã làm cho nhiều nghệ sĩ có đóng góp xứng đáng không được ghi nhận. Ngược lại, có những nghệ sĩ nhân dân mà không có mấy “nhân dân” biết đến!

Trở lại chuyện “ Chết để con được đi học!”, có thể thấy một phần lỗi đến từ chính quyền địa phương, và nguyên nhân là bệnh thành tích! Thực tế cho thấy các lãnh đạo địa phương luôn muốn hạn chế số hộ nghèo để không bị “mang tiếng” là lãnh đạo không tốt.

Bên cạnh đó, nhiều người có kinh tế khá giả nhưng lại có sổ hộ nghèo, trong khi nhiều gia đình khó khăn xin sổ hộ nghèo gian nan chẳng khác nào đi thỉnh kinh.

Thực ra, nếu chính sách chưa đến được với hộ khó khăn, chính quyền hoàn toàn có thể phối hợp với các tổ chức xã hội để giúp đỡ người dân. Hội phụ nữ không cần bỏ tiền ra để giúp đỡ người mẹ này, nhưng có thể huy động các kênh hỗ trợ khác như doanh nghiệp, báo chí để giúp đỡ.

Nhưng qua chuyện “Chết để con được đi học!”, có thể thấy hội phụ nữ, đoàn thanh niên…những gì được gọi là “xã hội dân sự” hoàn toàn bị tê liệt. Để lý giải vì sao thì xin đặt một dấu hỏi ?

Cần phải thấy rằng, cái chết của người mẹ này không phải là một trường hợp riêng lẻ, mà chỉ là bề nổi của vấn đề chìm khuất phía sau, đó là bất cập trong thực thi các chính sách và hội chứng mackeno( mặc kệ nó) đang trở thành mốt trong xã hội.

Nhờ báo Pháp Luật Tp kêu gọi, nhiều cá nhân và tổ chức đã quyên góp giúp đỡ cho gia đình người mẹ trên sau khi chị qua đời.

 

Một chuyện ngụ ngôn

Trong tập tiểu luận “Giăng lưới bắt chim”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có kể lại một ngụ ngôn như sau:

Trong một vùng đất nọ, người ta nuôi bò và lợn.

Cả 2 loài đều có ích cho con người, nhưng bò được con người quý trọng và thờ phụng, còn lợn thì bị con người hờ hững. Lợn cảm thấy tủi thân và ganh tị với bò.

Một hôm Lợn hỏi Bò:

“ Này anh bò, lợn nhà tôi thì cho thịt con người, bò nhà anh thì cho sữa, chúng ta đều giúp ích con người nhưng sao nhà anh được quý trọng, thờ phụng còn nhà tôi thì không được thế”.

Bò trả lời rằng:

“Đúng, tôi với anh đều cho con người. Nhưng tôi cho đi khi tôi còn sống, như vậy mới ý nghĩa”.

  •  9858
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…