DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Gửi cốt ở nhà chùa có được coi là giao dịch dân sự hợp pháp?

Gửi cốt ở nhà chùa

Gửi cốt ở nhà chùa - Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều người là thân nhân của những người đã chết có tro cốt vì một số quan niệm dân gian nên gửi vào chùa. Khi gửi tro cốt như vậy, người thân phải có một khoản phí đóng vào và có thể được xem là thỏa thuận giữa thân nhân và nhà chùa.

Vậy, trường hợp nhà chùa không thực hiện đúng như thỏa thuận thì sẽ xử lý như thế nào?

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hành vi xâm phạm mồ mả được thực hiện dưới nhiều dạng, đối với hài cốt việc xâm phạm làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng hay đập phá bình đựng tro hài cốt,… cũng là một dạng xâm phạm. Tùy vào hành vi có cố ý hay không, thỏa thuận giữa thân nhân và nhà chùa như thế nào,…và hậu quả để xác định hình thức xử lý.

Đối với trường hợp nêu trên, nếu giữa thân nhân người mất và nhà chùa có sự thỏa thuận về việc gửi, giữ bằng một khoản tiền thì lúc này hành vi được xem như một giao dịch dân sự.

Về trách nhiệm dân sự:

Vì là giao dịch dân sự nên khi có hành vi xâm phạm, không tôn trọng tro cốt của người đã khuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, gây tổn thương tinh thần cho những thân nhân gửi, giữ, nên có thể xem xét áp dụng điều 607 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Về trách nhiệm hình sự:

Trường hợp có những hành vi xâm phậm đến thi thể, mồ mả, hài cốt có thể áp dụng quy định tại điều 319 BLHS, theo quan điểm của cá nhân mình mặc dù điều luật ở đây không quy định cụ thể đối tượng tác động là tro cốt mà chỉ là thi thể, mồ mả, hài cốt nhưng khi áp dụng xử lý có thể linh động, mở rộng khái niệm nếu chúng có liên quan với nhau.

Trích: 

"Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..."

 

  •  3801
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…