DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Grab sẽ có đối thủ - MVLchain: ứng dụng gọi xe công nghệ mới

Một thách thức mà các hãng xe ứng dụng công nghệ sắp phải đối mặt là sự thâm nhập thị trường của Hàn quốc với ứng dụng gọi xe MVLchain sẽ "tham chiến" thị trường Việt trong tháng 7.

Theo thông tin của nhà sáng lập kiêm CEO thì hiện tại hãng này sẽ thực hiện việc tuyển tài xế trong tháng 5, và nếu không có gì thay đổi thì việc thực hiện thủ tục nếu đúng tiến độ thì tháng 7 tới họ sẽ chính thức bước chân vào Việt Nam .

Mặc dù giống nhau về mô hình dịch vụ nhưng điều đáng nói ở đây là sự cải tiến về công nghệ sẽ khác với Grab, đó là việc sử dụng công nghệ Blockchain -  là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối, có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin, Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu và cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần sự tin tưởng. Nếu như những dữ liệu của Grab được đảm bảo bí mật thì MVLchain sẽ công khai những dữ liệu này mà những người khác có thể sử dụng được theo công nghệ nói trên. Tuy nhiên, MVL sẽ hoạt động dưới tư cách công nghệ thông tin.

Điều đặc biệt thứ hai:

- Bằng việc khẳng định không có doanh thu từ việc kết nối giữa khách hàng và tài xế nên việc khuyến mãi sẽ không thực hiện mà hướng đến mục tiêu giá rẻ.

- MVL sẽ không thu bất kỳ khoản phí hoa hồng nào từ tài xế, (nếu như các hãng xe khấu trừ tiền từ tài xế với các cuốc xe theo tỷ lệ phần trăm). Ngoài ra tài xế còn được tích điểm thưởng thông qua đánh giá của khách hàng và được quy đổi thành token (tiền điện tử của riêng hệ sinh thái này phát hành).

Không ăn hoa hồng, cơ sở nào để suy trì hoạt động?

Nhà sáng lập cho biết công ty dựa vào hàng loạt hoạt động như liên kết dịch vụ với bảo hiểm, các đơn vị kinh doanh xe qua sử dụng, bán quảng cáo và bán dữ liệu cho các đơn vị bảo hiểm, các tổ chức nghiên cứu thị trường...

>>> Những thông tin nêu trên có thể thấy có quá nhiều quyền lợi nếu như tài xế tham gia vào hãng nãy cũng như việc đánh vào trọng yếu là giá cước thì đây là một chiến lược có thể là lâu dài và vô cùng thách thức với các hãng kinh doanh cùng phương thức.

Chưa thấy được mục đích hoạt động của doanh nghiệp này là gì, khi những lợi ích dường như quá dễ dàng, mà những điều quá dễ thì càng phải dè chừng. Từ khi Uber rời thị trường đến thời điểm này có thể coi là tín hiệu đáng mừng về cơ hội việc làm của tài xế cũng như những dịch vụ sẽ được đổi mới từ các hãng khác để giữ chân và cạnh tranh là điều có thể hy vọng.

Thách thức và cơ hội – có nên vui hay buồn?

  •  1663
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…