DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Gọi cứu hỏa 114 sau bao lâu thì họ phải có mặt?

Câu hỏi này là vấn đề thắc mắc của nhiều người, nhất là khi gặp sự cố cháy xảy ra thì sau khi gọi cứu hỏa 114, tối đa bao lâu họ phải có mặt để xử lý đám cháy?

Câu trả lời đã có trong Dự thảo Thông tư quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và tổ chức hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Bộ Công an. 

Trình tự tiếp nhận, xử lý thông tin và chữa cháy, cụ thể:

cứu hỏa 114

1. Tiếp nhận tin báo cháy

Cán bộ, chiến sĩ trực thông tin khi tiếp nhận tin báo cháy phải xác định rõ 3 thông tin:

1. Họ tên, số điện thọai người báo cháy.

2. Nơi xảy ra cháy

3. Những thông tin liên quan đến chữa cháy: cháy gì? Diện tích đám cháy ra sao? Nguy cơ cháy lan? Có hay không người bị kẹt trong đám cháy? Các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của họ?...

Sau đó ghi vào Sổ tiếp nhận.

Đồng thời, báo cáo cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị và nhận lệnh điều động lực lựơng, phương tiện đi chữa cháy từ chỉ huy đơn vị.

2. Xử lý tin báo cháy

Sau khi nhận được chỉ đạo sẽ phát lệnh báo động đi chữa cháy và chuyển Lệnh điều động phương tiện đi chữa cháy, phương án chữa cháy hoặc Phiếu chiến thuật chữa cháy cho người được giao chỉ huy lực lượng, phương tiện đi chữa cháy;

Đồng thời, thông báo cho các cơ quan có liên quan theo quy định phối hợp tham gia chữa cháy.

Nếu nhận được tin cháy không thuộc địa bàn của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trực tin phải báo cáo lãnh đạo trực và chuyển ngay thông tin nhận được cho đơn vị Cảnh sát PCCC phụ trách ở địa bàn đó.

3. Điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy đến địa điểm xảy ra cháy

Khi có lệnh báo động, nhanh chóng tập hợp, điều động lực lượng PCCC, phương tiện đi chữa cháy.

Trên đường đi đến đám cháy, người chỉ hưu phải thường xuyên giữ liên lạc với trung tâm thông tin của đơn vị và sử dụng quyền ưu tiện cho người, phương tiện tham gia chữa cháy và đảm bảo an toàn giao thông khi lưu thông.

Nếu gặp sự cố, trợ ngại phải báo cáo kịp thời để có hướng, biện pháp, xử lý nhanh nhất.

Nếu trên đường đến đám cháy, phát hiện đám cháy khác, người chỉ huy phải báo cáo lãnh đạo để xin ý kiến quyết định số lượng cán bộ, chiến sĩ, phương tiện ở lại để chữa cháy và bổ sung lực lượng.

4. Triển khai chữa cháy tại nơi xảy ra cháy

Đầu tiên là trinh sát đám cháy:

Khi đến nơi xảy ra cháy, chỉ huy căn cứ vào tình hình, diễn biến để tiếp cận và quyết định biện pháp chữa cháy phù hợp:

+ Đám cháy không phức tạp: quan sát diễn biến đám cháy.

+ Đám cháy phức tạp: quyết định thành lập tổ trinh sát, trường hợp cần thiết yêu cầu cán bộ, nhân viên cơ sở bị cháy tham gia giúp tổ trinh sát.

Sau khi trinh sát, triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức cứu người, tài sản và dập tắt đám cháy.

Sau là triển khai chữa cháy và cứu người trong đám cháy

- Ưu tiên cứu người, đưa hoặc hướng dẫn người bị nạn ra khu vực an toàn, nếu không thể di chuyển thì cần áp dụng biện pháp bảo vệ để họ không bị tác động vởi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.

Sử dụng các chất chữ cháy, phương tiện, thiết bị không gây nguy hiểm cho người bị nạn

Trường hợp cứu người trong các công trình cao tầng mà không có cầu thang bộ thoát hiểm theo quy định hoặc cầu thang bộ thoát hiểm không sử dụng được thì có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị cần thiết để cứu người bị nạn.

- Kế đến là triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy

+ Đưa xe, tàu, ca nô chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác tiếp cận đám cháy ở vị trí thuận lợi nhất.

+ Triển khai phương tiện chữa cháy theo quy trình nghiệp vụ chữa cháy.

+ Khống chế, dập tắt đám cháy

Việc khống chế, dập tắt đám cháy được thực hiện theo những phương pháp cơ bản sau:

+ Làm lạnh vùng cháy bằng các chất chữa cháy hoặc bằng cách xáo trộn chất cháy;

+ Làm giảm nồng độ chất cháy hoặc chất oxy hóa bằng các chất chữa cháy;

+ Cách ly chất cháy với vùng cháy hoặc chất oxy hóa bằng các chất chữa cháy hoặc bằng các phương tiện khác;

+ Kìm hãm phản ứng cháy bằng các chất chữa cháy.

Trên cơ sở các phương pháp chữa cháy, người chỉ huy quyết định lựa chọn chất chữa cháy và biện pháp phù hợp để khống chế, dập tắt đám cháy.

Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và tổ chức hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) dự kiến có hiệu lực trong năm 2016.

Thông tư này thay thế Chương I, Chương II, Chương III Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ban hành theo Quyết định số 188 QĐ/C11 ngày 15/3/1984 của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân.

  •  7351
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…