DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam

Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam
Được sống, được yêu thương, được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người. Nhưng nếu nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc của họ đi lệch chuẩn so với truyền thống đạo đức, văn hóa xã hội thì sao???
 
Hôn nhân đồng giới không còn là một vấn đề xa lạ với xã hội. Theo một nghiên cứu của ISSE công bố năm 2014, 90% người Việt Nam biết về đồng tính và 62% biết về việc chung sống như vợ chồng của những người đồng tình. 
Các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh nhằm hướng cho các quan hệ xã hội phát triển và đi đúng hướng. Như vậy, quan hệ giữa những người đồng tính được pháp luật điều chỉnh như thế nào? 
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2000, pháp luật cấm việc kết hôn giữa những người đồng giới. Nhưng, Luật Hôn nhân gia đình năm 20014 không còn cấm đoán việc kết hôn giữa những người đồng giới nữa. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc pháp luật đã công nhận. 
Giải thích cho việc "bỏ lửng" quan hệ xã hội này, theo tôi không phải các nhà làm luật quên mà là chưa biết phải quy định thế nào. 
 
Hiện nay, có không ít các quan điểm trái chiều về việc có nên công nhận hôn nhân đồng giới hay không? 
Không ít người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân đồng giới là đi ngược với truyền thống đạo đức, không đảm bảo được mục đích của hôn nhân, ảnh hưởng tới con trẻ, xã hội... 
Tuy nhiên, con người sinh ra có quyền được mưu cầu hạnh phúc, không một ai có thể tước bỏ đi quyền tự do đó của họ. Vì đây là Nhân Quyền. Theo Ông Bakhodir Burkhanov _Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phát biều: "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khẳng định mọi người đều có quyền được tạo lập gia đình, bao gồm cả người độc thân, người chuyển giới hoặc hai người trưởng thành bất kể giới tính của họ. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ Chính phủ và Quốc hội nhìn ra những thử thách mà các đối tượng yếu thế đang gặp phải và bảo vệ quyền tạo lập gia đình”. 
Thật vậy, không đơn giản chỉ là việc họ được chung sống với nhau trong một mái nhà. Mà còn là quyền được tạo lập mái ấm của riêng mình, được có đầy đủ những quyền cũng như nghĩa vụ như các cặp vợ chồng bình thường khác.
Hôn nhân đồng giới đúng là đi lệch với chuẩn mực của hôn nhân truyền thống là nam kết hôn với nữ. Nhưng khi sinh ra, có ai có thể tự lựa chọn giới tính cho mình? Có ai không mong muốn hạnh phúc? Có ai lại muốn bị xã hội ghẻ lạnh, cười chê? 
Chắc chắn không một ai muốn thế. Vì vậy, mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn thoáng hơn về hôn nhân đồng giới. Những người đồng giới yêu nhau, chung sống với nhau, tuy họ không thể tự mình sinh con nhưng họ có thể xin con nuôi, sinh con nhờ vào sự hỗ trợ từ các biện pháp y học. Họ có thể yêu thương, chăm sóc nhau.   
Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng không có nghĩa là không công nhận. Chẳng qua, mọi việc đều được tiến hành theo một quy trình nhất định. Đợi tới thời điểm thích hợp chắc chắn Việt Nam sẽ công nhận hôn nhân đồng giới. 
Trên đây là quan điểm của cá nhân tác giả. Mong các bạn đọc đóng góp ý kiến, thể hiện quan điểm của bản thân. 
Minh Trang 

 

  •  11073
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…