DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Góc khuất về văn bản mật

Theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước thì bí mật nhà nước cần được bảo vệ để phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật.

Điều 5

Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:

1. Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;

2. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.

Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật;

3. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián do Chính phủ quy định;

4. Mật mã quốc gia;

5. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; kế hoạch phát hành tiền, khoá an toàn của từng mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá trị như tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;

6. Khu vực, địa điểm cấm; tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật.

Điều 6

Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:

1. Các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công bố.

Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật;

2. Tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, trừ tổ chức và hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này; phương án sản xuất, vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;

3. Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.

Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn;

4. Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố; phương án giá các mặt hàng chiến lược thuộc Nhà nước quản lý chưa công bố;

5. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của Nhà nước;

6. Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ mà Nhà nước chưa công bố;

7. Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước không công bố hoặc chưa công bố;

8. Tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật.

Điều 7

Bí mật nhà nước ngoài phạm vi quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh này thì thuộc độ Mật.

Danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật do người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Việc quy định như trên là điều đương nhiên, đất nước nào cũng có và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc lạm dụng về yếu tố “mật” và hành xử một cách tùy tiện về “mật” là điều không nên vì sẽ gây hại cho nhân dân, bất ổn định chính trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chế quốc gia. Bởi lẽ sau:

1.Lạm dụng về yếu tố “mật”

Một là, dù mật hay không thì văn bản đó phải được ban hành đúng trình tự luật định, không trái với hiến pháp, luật và văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Tuy nhiên, một số Bộ đã lạm dụng yếu tố “mật” để ban hành văn bản trái pháp luật.

Ví dụ: Quy định về điều kiện kết hôn trong ngành X thì phải đảm bảo các yêu cầu ABC. Nhưng người dân không thể phản bác quy định đó mà là chịu đựng, bởi lẽ họ không được quyền có được thông tin đó (vì nó là mật) thì làm sao bác bỏ.

Hai là, pháp luật giữ vai trò điều chỉnh hành vi. Nhiều văn bản gọi là “mật” nhưng nó lại điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thường ngày, người dân cần được biết để thực hiện. Tuy nhiên, nó mang made “mật” vậy là dân không biết, không biết nhưng buộc phải biết, nếu làm sai thì bị xử lý.

Ba là, yếu tố “mật” nhiều khi bị các bộ lạm dụng quá mức nên dẫn đến hiện tượng cản trở sự tìm hiểu pháp luật của người dân.

2.Hành xử một cách tùy tiện về “mật”

Đã gọi là “mật” thì thông tin đó không được tiết lộ ra ngoài mà chỉ nằm trong phạm vi nội bộ nhất định. Vậy mà báo chí cứ đăng, các trang mạng điện tử cũng chứa đầy văn bản đó. Vậy hỏi có còn mật hay không?

Lỗi không nằm ở báo chí, các trang điện tử đăng văn bản mật mà là lỗi ai đã cung cấp cái “mật” đó cho những trang này.

Nhiều lúc chỉ vì chữ “mật” mà một người tốt bụng, muốn phổ biến pháp luật cho cộng đồng, cùng với xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền trong tương lai gần lại trở thành kẻ làm lộ bí mật của đất nước. Ví dụ: Tôi lên mạng tìm thấy văn bản word đó, không hề có chỗ nào quy định là mật vậy là tôi phổ biến cho mọi người cùng biết (với lý tưởng phổ biến pháp luật). Nhưng rồi một ngày nhà chức trách bảo rằng: tôi vi phạm pháp luật vì phổ biến văn bản mật, văn bản đó đã được đóng dấu mật. Ôi trời! Làm sao tôi biết được! Chẳng lẽ buộc tôi phải biết điều đấy ư! Vô lý thật là vô lý!

Nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận đúng về vấn đề mật này, cần quy trách nhiệm thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự về việc làm lộ văn bản mật của quốc gia. Mà người lạm lộ chỉ có thể là người trong phạm vi nội bộ các “bác” mà thôi. Xin đừng gài bẫy dân bằng chữ “mật”.

(Mật chỉ ngọt và bổ ích khi đó là mật thật, mật sẽ là tai hại khi hóa chất giả tạo nên mật)

  •  5253
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…