DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giết người trong cơn ngáo đá: Có phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?

Giết người do ngáo đá có phải giết người do tinh thần bị kích động mạnh

Giết người do ngáo đá và giết người do tinh thần bị kích động - Ảnh minh họa

Khi tệ nạn sử dụng ma túy, ma túy đá ngày càng phổ biến, không ít trường hợp do ảo giác sau khi sử dụng ma túy (ngáo đá) mà có những hành vi thiếu kiểm soát, nghiêm trọng hơn là giết người. Thực hiện hành vi giết người trong cơn ngáo đá có được giảm nhẹ tội do giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động hay không? Nếu không thì hành vi này phải đối mặt với những hình thức xử lý nào?

Thứ nhất, trạng thái ảo giác của người bị ngáo đá là do các chất ma túy trong ma túy đá gây ra, trong loại ma túy này có chứa amphetamine và  methamphetamine, là 2 chất được liệt kê tại Mục 92 và 323 Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về các chất được coi là ma túy và tiền chất của ma túy bị cấm tại Việt Nam.

Trong Quyết định 3556/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng aphetamine, Bộ Y tế cảnh báo một số biểu hiện lâm sàng của việc nhiễm độc ATS có trong amphetamine:

“a) Triệu chứng tâm thần:

- Các triệu chứng thường gặp nhất là bệnh nhân có khoái cảm và cảm giác nhiều năng lượng, hưng phấn quá mức.

- Các triệu chứng khác thường gặp là lo âu, bồn chồn, ảo giác (ảo thị, ảo thanh...) kèm theo bệnh nhân có hành vi công kích, gây hấn, tấn công người khác, hành vi có tính định hình.

...”

Như vậy có thể thấy, “trạng thái tinh thần bị kích động” của người sử dụng ma túy gây ra bởi các chất ma túy.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”

Có thể thấy rõ, tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ được xem xét khi trạng thái kích động đó xuất phát vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội. Một số ví dụ thường gặp của trường hợp này như sau:

- A thấy tài sản của mình bị B đập phá nghiêm trọng, xông đến ngăn cản và trong lúc giằng co thì vô tình giết chết B

- A thấy vợ mình bị B hiếp dâm, xông đến dùng dao đâm chết B

Xem dấu hiệu tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại đây

Như đã phân tích, người sử dụng ma túy đá dù tinh thần bị kích động, nhưng tác nhân gây ra là ma túy, còn đối với tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, dấu hiện cơ bản là trạng thái tinh thần bị kích động “do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”, chính vì vậy không thể nói “giết người do ngáo đá” là “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Đây được xem là hành vi Giết người.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm với tội Giết người tại Điều 123 BLHS 2015 như phân tích ở trên, người nào có hành sử dụng trái phép chất ma túy còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”

Xem những hình thức xử phạt liên quan đến việc sử dụng ma túy tại đây.

Như vậy, giết người khi ngáo đá không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

  •  2568
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…