DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao dịch liên kết giữa nhiều công ty với nhau

Tình huống mình gặp phải ở đây là trường hợp có tất cả 3 Công Ty có pháp nhân độc lập, nhưng cả 3 công ty đều có thành viên Nguyễn Văn A góp vốn kinh doanh. Nếu 3 Công Ty này có xuất hóa đơn bán hàng hóa cho nhau và giá bán cao hơn giá vốn, như vậy thì có được cho là Công ty liên kết không?
 
Theo mình tìm hiểu thì Về vấn đề của chị, tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nêu:
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
 
Theo đó, giao dịch liên kết được xác định thông qua việc các bên có quan hệ liên kết giao dịch với nhau. Do đó, để biết được có giao dịch liên kết hay không thì cần xem các công ty có quan hệ liên kết hay không chứ không phụ thuộc vào việc giá bán trên hóa đơn như thế nào. Tại Điều 5 của Nghị định trên có nêu:
 
Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
 
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
 
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
 
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
 
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
...
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
...
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
...
i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
 
Điều 5 trên nêu về các trường hợp của quan hệ liên kết nhưng mình xin trích dẫn các trường hợp liên quan có khả năng thuộc tình huồng đặt ra mà thôi. Với thông tin chỉ là cá nhân đó có góp vốn vào 3 công ty mà không nêu gì thêm nên không thể xác định chính xác được sẽ thuộc trường hợp nào. Cần đối chiếu cá nhân đó có thuộc một trong 3 trường hợp nêu trên hay không. Và việc xác định sẽ chỉ thực hiện trong từng cặp công ty một do giao dịch được thực hiện chỉ giữa hai công ty mà thôi. Tức là sẽ xét cá nhân đó trong công ty thứ nhất và công ty thứ hai, tiếp đến là xét cá nhân đó trong công ty thứ hai và công ty thứ ba, và cuối cùng là xét cá nhân đó trong công ty thứ ba và công ty thứ nhất nhằm xác định vai trò của cá nhân góp vốn trong 2 công ty là như thế nào. Nếu thuộc một trong ba trường trên thì khi hai công ty giao dịch với nhau được xem là giao dịch liên kết và chịu sự điều chỉnh của Nghị định 132 trên.
  •  1094
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…