DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao dịch ‘Đứng tên giùm” có phải là giao dịch giả tạo không?

Đầu tiên, trước khi đi vào phân tích, ta cần hiểu khái niệm của giao dịch “Đứng tên giùm” là gì. Đó là việc một người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng lại đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của một người khác. Trong đời sống hiện nay, chuyện đứng tên giùm khi mua xe máy, đất đai không còn là việc xa lạ. Chúng ta vẫn thường thấy bố mẹ, anh chị thường đứng tên giùm cho con, em hoặc ngược lại vì trong quan niệm của ông cha ta vẫn thiên về phong thủy, tuổi tác, tuổi hợp mà đứng tên sẽ giúp cho khí thịnh vận may đến với chủ sở hữu hơn. Tuy nhiên, không phải gia đình nào êm ấm và tin tưởng nhau như thế. Nhiều trường hợp người đứng tên đã “lạm dụng” sự tin cậy ban đầu mà chiếm đoạt tài sản cho riêng mình. Gây ra nỗi đau cho người “bị lừa”, dù là người thân. Nhất là trong vấn đề đất đai, khối tài sản có giá trị vô cùng cao.

Giao dịch dân sự được quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo như định nghĩa thì ta có thể xác định được rằng việc “Đứng tên giùm” chính là một loạt giao dịch dân sự. Trong quan hệ này có hai bên tham gia chính là hình thức hợp đồng của giao dịch dân sự. Các bên thỏa thuận với nhau về việc một bên đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên kia là đã làm phát sinh, thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy việc “Đứng tên giùm” đã thỏa mãn là một giao dịch dân sự. Theo như Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch giả tạo gồm có hai hình thức là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Xét về mục đích giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Thực tế, mục đích của việc nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thường nhằm mục đích “nhờ” người khác quản lý, sử dụng hoặc có cả định đoạt giùm tài sản. Nhưng thường người chủ sở hữu chỉ muốn người đứng tên giùm quản lý và sử dụng tài sản theo ý của chủ sở hữu. Tác giả cho rằng giao dịch này giống như một giao dịch, một hợp đồng thỏa thuận về việc ủy quyền của chủ sở hữu với người đứng tên giùm. Và để xác định đó có phải là giao dịch để che giấu hợp đồng ủy quyền không thì phải dựa vào ý chí của các bên, cũng như chứng cứ về thỏa thuận các bên đưa ra tại tòa khi xảy ra tranh chấp. Trong thực tiễn xét xử, Toà án cũng không viện dẫn điều 124 về Giao dịch giả tạo Bộ luật dân sự khi xét xử các vụ án thư thế này cho thấy các thẩm phán không cho rằng đây là những giao dịch giả tạo.

Xét về mục đích giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Thì như phân tích ở phần trênthì nếu mục đích nhằm trốn nghĩa vụ với người thứ ba, việc đứng tên giùm trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu có thể coi là một giao dịch giả tạo.

  •  1813
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…