DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao dịch đảm bảo đã công chứng sai phạm thì hợp đồng thế chấp cũng vô hiệu?

Đăng ký giao dịch đảm bảo cho Hợp đồng thế châp - Ảnh minh họa

Đăng ký giao dịch đảm bảo cho Hợp đồng thế châp - Ảnh minh họa

Trong thực tế có một số đối tượng thế chấp tại ngân hàng cần đi đăng ký giao dịch đảm bảo? Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ bảo đảm hiệu lực pháp luật cho giao dịch bảo đảm. Vậy nếu Hợp đồng đăng ký giao dịch đảm bảo vô hiệu thì có ảnh hưởng đến hợp đồng thế chấp không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Về giao dịch đảm bảo

1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch đảm bảo là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dan sự. Cụ thể xem tại đây.

2. Việc đăng ký Giao dịch đảm bảo

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký nhập vào cơ sở dữ liệu tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên. Các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, cầm cố tàu bay; thế chấp, cầm cố tàu biển; các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định ̣(Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).

Việc thế chấp phải đăng ký Giao dịch đảm bảo

Căn cứ Điều 12 Nghị định 163 về Đăng ký giao dịch bảo đảm thì

Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

- Thế chấp quyền sử dụng đất;

- Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

- Thế chấp tàu bay, tàu biển;

- Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

-Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Lưu ý: Điều 10 khoản 1 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp:

 - Thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

 - Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.

=== >> Hợp đồng thế chấp sau khi công chứng phải đăng ký giao dịch bảo đảm và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký thế chấp đó. 

4. Giao dịch đảm bảo vô hiệu

Giao dịch bảo đảm vô hiệu khi vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 BLDS năm 2015.

Giao dịch đảm bảo vô hiệu thì hợp đồng thế chấp có vô hiệu?

Căn cứ Điều 131 BLDS năm 2015 quy định, giao dịch bảo đảm vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng.

Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hòan trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trường hợp các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là:

- Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý

 - Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền

 - Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá.

 - Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận.

...

=== >> Thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực

* Lưu ý: Việc công nhận hiệu lực của lọa giao dịch này phải thông qua Tòa án. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, Tòa án xem xét và ra quyết định.

  •  1375
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…