#ffffff; font-family: verdana; color: #0c0c0c;">Tôi hiểu vấn đề bạn trình bày. Có lẽ bạn muốn nhấn mạnh đến tình huống khách hàng X có sổ tiết kiệm, trước khi cầm cố cho Ngân hàng A đã sao ra nhiều bản Sổ tiết kiệm này, sau đó dùng bản sao sổ tiết kiệm để thế chấp tiếp cho Ngân hàng B. Ngân hàng A thấy mình giữ bản chính sổ tiết kiệm mà thường lại là sổ tiết kiệm do chính mình phát hành ( người dân vẫn có thói quen gởi tiền ở Ngân hàng nào thì vay tiền ở Ngân hàng đó cho dễ dàng hơn ) nên không công chứng và không đăng ký giao dịch bảo đảm cho Hợp đồng cầm cố . Trong khi đó Ngân hàng B có đăng ký giao dịch bảo đảm cho hợp đồng thế chấp. Nếu xảy ra tình trạng khách hàng X bị mất khả năng thanh toán, phải xử lý Sổ tiết kiệm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng A tuy giữ bản chính sổ tiết kiệm nhưng không được quyền ưu tiên xử lý tài sản để thu nợ do không đăng ký giao dịch bảo đảm, quyền đó thuộc về Ngân hàng B, dù Ngân hàng này chỉ giữ bản sao sổ tiết kiệm. Sau khi ngân hàng B thu hồi đủ nợ + lãi của mình thì Ngân hàng A mới được thu nợ từ phần còn lại trong sổ tiết kiệm ( nếu còn ) hoặc thu từ các nguồn khác do pháp luật tuyên xử trong trường hợp sổ tiết kiệm của khách hàng X không còn hoặc còn không đủ trả cho Ngân hàng A, buộc Ngân hàng này phải khởi kiện đòi nợ.
Việc khách hàng X cầm cố sổ tiết kiệm ở Ngân hàng A và thế chấp sổ tiết kiệm ở Ngân hàng B là hoàn toàn hợp pháp, bởi Pháp luật qui định một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau ( Bộ luật dân sự 2005 và nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 ).
Như vậy, tuy bạn hỏi nhưng bạn đã thừa biết pháp luật không hề cấm nên việc ngân hàng nhận thế chấp sổ tiết kiệm hoàn toàn không trái Luật. Thậm chí, bạn còn nhìn ra được kẻ hở của Pháp luật, mà không, chính xác là kẻ hở của Ngân hàng nhận cầm cố sổ tiết kiệm để chứng minh rằng anh nhận cầm cố tuy giữ bản chính sổ tiết kiệm nhưng có khi phải "chết" với anh nhận thế chấp chỉ giữ bảo sao sổ này. Tuy nhiên, theo tôi thì việc chúng ta đang thảo luận chỉ có thể xảy ra trên lý thuyết, còn ngoài thực tế, không hề có một Ngân hàng nào thực hiện việc cho vay thế chấp bằng bản sao sổ tiết kiệm ! Bởi pháp luật không bắt buộc bên bảo đảm phải chuyển giao giấy tờ sỡ hữu tài sản bảo đảm ( bản chính hoặc bản sao ) cho bên nhận bảo đảm, cho nên khi ký hợp đồng cho vay mà tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm thì hai bên tự thoả thuận có giao sổ tiết kiệm này cho Ngân hàng hay chỉ giao bản sao. Trường hợp thoả thuận giao bản chính là Hợp đồng cầm cố, không chuyển giao bản chính là hợp đồng thế chấp, mà đã tự thoả thuận thì ở thế người cho vay, chắc không có Ngân hàng nào lại không đòi được chuyển giao bản chính sổ tiết kiệm, nếu yêu cầu này bị từ chối thì Ngân hàng sẽ từ chối cho vay.
Tôi nghĩ không có Ngân hàng nào "cả gan" lợi dụng việc Ngân hàng bạn sơ hở khi hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm để nhận thế chấp sổ tiết kiệm này mà "chơi" nhau như chúng ta đã lo xa bạn ạ. Buôn có bạn, bán có bè, cùng là Ngân hàng với nhau mà "chơi xấu" như thế, bạn bè lánh xa, cô lập, làm sao "thọ" được phải không bạn ?
Suy cho cùng, đây chỉ là sơ hở, ỷ lại của Ngân hàng, chỉ cần Ngân hàng chịu khó công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo Luật định cho Hợp đồng cầm cố Sổ tiết kiệm của mình là rủi ro sẽ không xảy ra.
Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 18/03/2011 06:37:54 PM