DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giảm lương người lao động “thời Covid-19” sao cho đúng luật?

Thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề vì dịch bệnh Covid-19 mang lại; đó không chỉ là việc các thành phố sầm uất bị “bỏ hoang” mà nền kinh tế - tài chính cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các doanh nghiệp trong thời dịch bệnh đang phải “gồng mình” để duy trì hoạt động; đồng thời đứng giữa 02 sự lựa chọn: giải thể doanh nghiệp hoặc cắt giảm tiền lương nhân viên

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm lương người lao động vì dịch bệnh cho đúng luật?

Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật lao động 2012 quy định:

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Như vậy, việc giảm tiền lương được xem là việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ; do đó, khi NSDLĐ muốn cắt giảm tiền lương NLĐ so với thỏa thuận được ký kết ban đầu thì phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Việc giảm tiền lương này chỉ đúng luật khi NSDLĐ nhận được sự đồng ý từ NLĐ về việc giảm lương để san sẻ khó khăn đối với NSDLĐ trong thời ký dịch bệnh.

Nếu NLĐ không đồng ý hoặc hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi tiền lương này thì NSDLĐ có trách nhiệm tiếp tục trả mức lương đã ký kết trong hợp đồng lao động trước đó. Trường hợp, NLĐ không đồng ý việc giảm lương vì dịch bệnh mà NSDLĐ vẫn thực hiện việc giảm lương này thì hành vi đó được xem là trái quy định của pháp luật.

Đối với tình huống này, NLĐ có thể nhờ Công đoàn công ty đứng ra thương lượng để thỏa thuận vấn đề này (theo quy định tại Điều 191 Bộ luật lao động 2012) hoặc hai bên có thể tiến hành hòa giải tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi đặt trụ sở công ty.

Nếu không thể đi đến thỏa thuận về vấn đề cắt giảm lương hoặc trường hợp NSDLĐ tự ý cắt giảm lương trái luật thì NLĐ có quyền khởi kiện tại TAND quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

  •  23445
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…