DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

GIÁM ĐỐC GÍ SÚNG VÀO ĐẦU PHỤ NỮ: TỘI GÌ?

Luật sư Đoàn Khắc Độ

Ngày 05/12/2016, trên mạng xuất hiện clip ông Giám đốc một công ty bảo vệ ở Tân Bình cãi vả với một phụ nữ và ông này thị uy rút súng gí vào đầu chị ấy đòi bắn, sau đó bắn nhiều phát lên trời. Cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố bị can đối với ông Giám đốc này, nhưng không phải tội “Đe dọa giết người” mà là tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Sau khi đoạn clip được đưa lên mạng, nhiều người rất phẫn nộ cho hành động nổ súng đe dọa của ông Giám đốc. Một số người có chuyên môn pháp luật cho rằng hành vi gí súng vào đầu người phụ nữ là có dấu hiệu tội “Đe dọa giết người”.

Sau khi CQĐT khởi tố ông Giám đốc thị uy này về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, thì một số ý kiến cho rằng khi tiến hành điều tra, có khả năng “ông nội này” sẽ bị khởi tố thêm tội “Đe dọa giết người”.

Tôi thì nghĩ khác, không có “Đe dọa giết người” gì cả. Khi “ông nội này” gí súng vào đầu đòi bắn, người phụ nữ kia có lo sợ mình bị bắn đâu. Bà còn đưa đầu ra thách: mày bắn đi mà!
Khi nào người phụ nữ này lo sợ mình bị bắn chết và sự lo sợ đó phải có CĂN CỨ, thì mới có dấu hiệu “Đe dọa giết người”.

Ví dụ: trước đó đã xảy ra trường hợp, một người tới đòi lương, ông Giám đốc này rút súng gí vào đầu nói: “mày biến chứ không tao bắn”, người này chửi bới và thách thức, ông Giám đốc đã làm thật: bùm 1 phát.

Nay người phụ nữ này cũng tới đòi lương, ông Giám đốc cũng rút súng gí vào đầu đòi bắn. Trường hợp này rõ ràng có CĂN CỨ để người phụ nữ lo sợ mình bị bắn. CĂN CỨ ở đây là trước đó ông Giám đốc đã “xử” một người như vậy rồi.

Một trong những đặc trưng của tội “Đe dọa giết người” là người bị hại phải thật sự lo sợ mình bị giết và sự lo sợ đó phải có CĂN CỨ. Bởi vì xét dưới góc độ trạng thái tâm lý, thì chỉ người bị hại mới biết rõ là trong tình huống đó họ có lo sợ bị giết hay không. Nên để đánh giá người bị hại có lo sợ bị giết hay không thì không chỉ căn cứ vào hành vi của người đe dọa, biểu hiện, lời khai của người bị hại, mà còn phải căn cứ vào những yếu tố khác như: nhân thân người đe dọa (sự đe dọa của dân anh chị chuyên đâm thuê, chém mướn thì khác với sự đe dọa của người bình thường có nhân thân tốt); không gian, thời gian (đe dọa chỗ vắng vẻ, đêm khuya thì khác với đe dọa giữa chốn thanh thiên bạch nhật); mức độ mâu thuẫn (mâu thuẫn nhỏ thì khác với mâu thuẫn trầm trọng, gây ức chế tâm lý, tinh thần),v.v...

Do vậy mà không phải cứ gí súng vào đầu đòi bắn là “dính” Điều 103 –Đe dọa giết người đâu.

 

  •  2295
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…