DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Gia đình thay NLĐ nộp đơn xin thôi việc khi họ vắng mặt lâu ngày được không?

Vấn đề này có khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là khối doanh nghiệp và người nhà người lao động/công chức vắng mặt lâu ngày, không thể liên lạc. Nay mình muốn tổng kết một số nội dung mọi người cần lưu ý khi muốn thực hiện chấm dứt HĐLĐ bằng cách gia đình thay công chức/người lao động nộp đơn xin thôi việc.
 



Đối với người lao động kí kết hợp đồng lao động việc giải quyết vấn đề này sẽ áp dụng theo Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Dân sự 2015

Căn cứ Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) chỉ chấm dứt trong những trường hợp quy định tại Điều 36 Bộ luật này. 

Về việc vắng mặt của người lao động trong thời gian dài có nhiều trường hợp có thể xảy ra.

Thứ nhất, cần xác định việc người lao động mất tích này người nhà đã làm các thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích chưa.

Nếu Tòa án đã tuyên bố người này mất tích thì mặc nhiên hợp đồng lao động giữa đơn vị và người lao động này đã chấm dứt theo Khoản 6 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012. Mà không cần phải gia đình hay công ty thỏa thuận hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Nếu Tòa án chưa tuyên bố mất tích tức là người lao động này chỉ vắng mặt và doanh nghiệp, người nhà cần phải tuân thủ quy định Bộ luật lao động 2012 để chấm dứt HĐLĐ. Mời các bạn xem tiếp hai trường hợp thứ hai, thứ ba.

Thứ hai, người nhà và doanh nghiệp có thể thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ của người lao động vắng mặt này trong trường hợp này phải có văn bản ủy quyền của người lao động vắng mặt. Tức người nhà của người lao động làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động phải có văn bản ủy quyền của người lao động này theo quy định tại Điều  138 Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu không có văn bản ủy quyền của người lao động thì người nhà làm đơn xin không là cơ sở để chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động vắng mặt này.

Thứ ba, nếu HĐLĐ không thể chấm dứt theo các trường hợp trên và công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với người này thì cần làm các thủ tục theo hướng dẫn sau:

Theo tinh thần công văn Công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 6/03/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện pháp luật lao động:

"2. Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:

a. Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc để đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp bị xử lý bằng hình thức sa thải, người lao động được trợ cấp thôi việc.

b. Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật."

Lý do chính đáng theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP là:

"a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

>>>>Như vậy, sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Lưu ý:

- Việc trao đổi với Ban chấp hành công đoàn nên lập thành biên bản, có chữ kí đầy đủ của người tham gia

- Quyết định chấm dứt hợp đồng lý do "người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng" nên có xác nhận của Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Mục đích của việc trên nhằm tạo cơ sở chứng minh nếu sảy ra tranh chấp về sau. 

Đối với trường hợp người vắng mặt lâu ngày này là công chức tương tự như trường hợp của người lao động về vấn đề ủy quyền. Nếu có văn bản ủy quyền của công chức, người nhà có thể nộp đơn thôi việc thay cho công chức này, nếu không có văn bản ủy quyền của công chức, người nhà không có cơ sở để thực hiện xin thôi việc thay.
Căn  cứ theo quy định tại 
Điều 59 Luật cán bộ, công chức 2008 và Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, việc người nhà có văn bản ủy quyền của công chức vắng mặt nộp đơn xin thôi việc chính là thực hiện nguyên vọng của mình theo Điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ, công chức 2008. Tuy nhiên việc thôi việc thành công hay không phải cần có sự đồng ý của cấp cho thẩm quyền, khác với trường hợp của người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn.

Ngoài ra, nếu người này vắng mặt nơi công tác quá lâu không có đơn xin phép, có thể đã bị đơn vị xử lý kỷ luật lao động vì tự ý bỏ việc và gia đình trong trường hợp này không cần phải làm đơn xin thôi việc cho người công chức này nữa.

Hi vọng nhận được sự phản hồi và gói ý từ các bạn.

  •  1295
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…